Vảy nến là một bệnh viêm da mạn tính thường gặp chiếm khoảng 2% dân số. Biểu hiện của bệnh là trên bề mặt da sẽ xuất hiện mảng hồng ban và trên đó là những lớp vảy trắng.
Tuy đây là một bệnh ngoài da nhưng vảy nến lại gây ra những biến chứng cho xương khớp, thận và tim mạch. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu vảy nến là gì? Nguyên nhân cũng như cách điều trị vảy nến hiệu quả.
Vảy nến là gì?
Vảy nến là bệnh ngoài da phổ biến xuất hiện ở các vị trí như: đầu gối, chân, lưng và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Dù không phải là bệnh lý ác tính nhưng vẩy nến khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn.
Khi bị vẩy nến, các thương tổn có thể có ở toàn thân nhưng có một số vị trí rất hay gặp là đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân, đầu gối, khủy tay, mông và cẳng chân. Vảy nến là bệnh mãn tính, diễn biến lâu dài, có thể khỏi một thời gian. Nhưng cũng có nhiều trường hợp tái phát liên tục.
Nguyên nhân gây vẩy nến
Cho tới thời điểm hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận rõ ràng về nguyên nhân của bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, bệnh liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine.
Vì thế, các tế bào lympho T có thể không phân biệt chính xác tế bào nào tốt cho cơ thể bệnh nhân. Điều này gây ra việc nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh này là kẻ thù và tấn công. Từ đó, làm cho chúng bị tổn thương nghiêm trọng. Có 2 yếu tố dẫn tới bệnh vẩy nến được bác sĩ nhận định như sau:
1. Yếu tố di truyền:
Vẩy nến có kiểu bênh rõ ràng là kiểu khởi phát muộn và khởi phát sớm. Đối với kiểu khởi phát sớm sẽ xuất hiện ở những người có độ tuổi là 16 đến 22 tuổi.
Kiểu này diễn biến phức tạp và có xu hướng lan ra toàn thân được xác định là liên quan đến di truyền. Trong khi đó, loai khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi 57 đến 60. So với kiểu khởi phát sớm thì kiểu này nhẹ nhàng hơn, ít liên quan đến yếu tố di truyền.
2. Yếu tố ngoại sinh:
Bệnh do sự tác động lớn từ các yếu tố của môi trường. Trên thực tế, ai cũng có thể là đối tượng của bệnh vẩy nến. Bệnh xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Độ tuổi chủ yếu gặp phải hiện tượng này là từ 20 đến 40 tuổi. Có rất nhiều yếu tố làm nặng thêm tình trạng vẩy nến, cụ thể như:
- Do bệnh nhân có sang chấn như: Cọ xát, kỳ gãi da nhiều.
- Bệnh nhân gặp stress gây suy sụp về thể chất và tinh thần.
- Những người có bệnh về rối loạn chuyển hóa.
- Sử dụng rượu bia thường xuyên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến
Đó là nỗi khốn khổ của mọi người khi nhắc tới bệnh vẩy nến. Chiếm tỉ lệ 2 đến 3% dân số với một số biểu hiện lâm sàng rất đặc biệt.
Biểu hiện dễ gặp nhất của bệnh vẩy nến là thể thông thường bệnh mạn tính, dễ tái phát, có màng và sẩn màu đỏ, có vảy trắng bạc. Các thương tổn da có thể rải rác cho đến khi lan tỏa toàn thân.
Ngoài ra, tùy vào vị trí xuất hiện cũng như đặc điểm thương tổn lại có từng dấu hiệu riêng biệt theo từng bệnh, cụ thể như sau;
- Tại các vị trí như đầu gối, khủy tay hay vùng dưới lưng sẽ xuất hiện các vảy nến mảng bám hay còn gọi là vảy nến thể mảng.
- Vảy nến mụn mủ thường xuất hiện các mụn mủ ở những nơi như vùng da tay và chân.
- Vảy nến thể giọt xuất hiện trên khắp cơ thể dạng giọt nước. Riêng loại này đối tượng dễ gặp nhất là trẻ nhỏ sau khi bị viêm họng hoặc do nhiễm streptococci.
- Viêm khớp vảy nến: Tại các các khớp ngón tay, ngón chân, xương sống hoặc đầu gối có hiện tượng sưng.
- Vảy nến móng tay, móng chân với biểu hiện là móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
Các bác sĩ da liễu cho biết, bệnh vẩy nến làm cho người bệnh luôn trong tâm trạng xấu hổ, ngượng ngùng. Tuy không gây chết người nhưng là bệnh xấu xí ảnh hưởng đến tâm lý mỗi người.
Bệnh vảy nến có chữa trị được không?
Tính đến thời điểm hiện tại, vảy nến vẫn chưa có biện pháp nào để điều trị dứt điểm. Mục tiêu chính của các pháp pháp chữa bệnh chỉ giảm sưng. Cũng như kiểm soát sự gia tăng của các tế bào.
Từ đó, giúp người bệnh có thể ngăn ngừa và hạn chế các triệu chứng trên cơ thể một cách tối đa. Do vậy, bạn cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể như sau:
1. Điều trị tại chỗ:
Với những trường hợp bệnh nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc và các phương pháp khác. Để giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Thuốc thường là thước bôi sử dụng dưới dạng thoa tại chỗ như: dẫn xuất vitamin D3, ức chế calcineurin, corticosteroid, retinoid, hắc ín,…
2. Điều trị toàn thân:
Cách điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân nặng. Thuốc được chỉ định sử dụng bao gồm: methotrexate, cyclosporine và sulfasalazine.
3. Quang trị liệu:
Việc sử dụng các tia sáng từ UVB, laser hay UVA có tác dụng tiêu diệt tế bào gây tổn thương da.
4. Sử dụng thuốc sinh học:
Đây được xem là bước tiến lớn trong y khoa cho việc điều trị vẩy nến. Thuốc có tác dụng ức chế các thành phần riêng biệt trong đáp ứng miễn dịch. Vì giá thành khá “cao” nên việc ứng dụng phương pháp chưa được rộng rãi.
Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến mà Wikikienthuc muốn chia sẻ cho các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cho mình được câu trả lời cho câu hỏi “vảy nến là gì”? Cách điều trị như thế nào hiệu quả nhất rồi phải không.