Tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo và một số bệnh lý thường gặp phổ biến Update 12/2024

Cơ thể con người ngày nay đang có những sự thay đổi vô cùng phức tạp. Điều này có thể đến từ hoạt động, thói quen sinh hoạt của mỗi người.

Trong đó, cơ thể nam giới có một bộ phận đặc biệt đóng vai trò như vệ sĩ. Bộ phận này nằm ngay trước bàng quang và được biết đến với tên gọi tiền liệt tuyến. Vậy, tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo của bộ phận này như thế nào? Xin mời các bạn hãy theo dõi ngay sau đây.

Tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một trong những bộ phận nằm trên cơ thể nam giới. Bộ phận nhỏ này nằm trong hệ thống sinh sản nam. Do đó, nó có vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến giống nòi sau này của phái mạnh.

Tuyến tiền liệt sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất tinh dịch. Khi đó, nó sẽ giúp cho tinh dịch đi từ tinh hoàn ra bên ngoài trong quá trình nam giới xuất tinh.

Tuyến tiền liệt là một bộ phận nằm trên cơ thể nam giới

Khi mới ở tuổi nhi đồng, tuyến này có kích thước rất nhỏ và không đảm nhận vị trí nào. Dường như, khi đó nó đang ở trong một giấc ngủ yên. Cho đến tuổi thiếu niên, tuyến này bắt đầu cho thấy sự phát triển nhờ vào loại hormone kích thích.

Do đó, vào thời kỳ này nó được nuôi lớn dần lên khoảng 20gr và là sự chuẩn bị tốt cho giai đoạn sau. Trong độ tuổi thanh niên, nam giới đã bắt đầu có sự rung động về giới tính và tuyến tiền liệt bắt đầu vận hành thử. Đây là thời kỳ mà tuyến tiền liệt sẽ hoạt động rất mạnh. Do đó nam giới cần có sự chăm sóc tốt về sức khỏe.

Khi bước sang độ tuổi bốn mươi, tuyến tiền liệt sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa. Lúc đó, các chất kích thích sẽ giảm đi và tuyến tiền liệt bắt đầu co lại. Cá biệt, có những trường hợp tuyến này đột biến trở thành tế bào ung thư, do đó cần phải cảnh giác.

Tuyến tiền liệt nằm ở đâu trong cơ thể?

Xét đến vị trí của tuyến tiền liệt, nó nằm ngày dưới bàng quang. Phía trước trực tràng và đường niệu đạo đi xuyên qua. Ở 2 bên sẽ có 2 đường dẫn tinh đi xuyên qua.

Vị trí của tuyến tiền liệt trên cơ thể.

Nếu hình dung ra, bạn sẽ thấy tuyến này giống như hạt dẻ. Đầu tày hướng lên phía trên, phần đầu nhọn sẽ hướng xuống dưới. Thông thường, tuyến này sẽ có chiều ngang vào khoảng 4cm, 3cm chiều dài và độ dày là 2cm với khối lượng 20gr.

Cấu tạo tuyến tiền liệt

Bên cạnh việc xác định vị trí của tuyến tiền liệt. Nam giới cần phải hiểu rõ về cấu tạo của tuyến này. Cấu tạo của tuyến này theo bác sĩ đưa ra là có tới 70% mô tuyến và 30% lớp đệm mô sợi cơ.

Lớp đệm liên tục với vỏ và bao gồm nhiều sợi collagen và sợi cơ trơn. Nó sẽ nằm bao quanh và có các tuyến của tiền liệt tuyến. Ngoài ra, nó sẽ có tác động co bóp trong lúc phóng tinh đỏ chất tiết tuyến tiền liệt vào trong niệu đạo.

Cấu tạo của tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó, tuyến tiền liệt còn được bao bọc bởi một lớp bao gồm những chất như: collagen, sợi cơ trơn và elastin. Phần vỏ ở mặt trước và bên dày trung bình 0.5 mm.

Những tuyến tiền liệt thông thường có thể thấy được phần cơ vòng vân khi không có lớp mô đệm hay lớp vỏ. Phần đáy của tuyến này bao gồm các sợi dọc detrusor hòa lẫn và bệnh với các lớp mô sợi cơ ngoài vỏ.

Bệnh tiền liệt tuyến là gì?

Bệnh tuyến tiền liệt là những căn bệnh sẽ xảy ra ở phần tuyến tiền liệt. Trong đó, có thể kể đến như:

  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • U nang tuyến tiền liệt.

Trong đó, phì đại tuyến tiền liệt và viêm tuyến tiền liệt là những căn bệnh thường gặp trong cuộc sống. Theo ghi nhận của các bác sĩ chuyên khoa. Sẽ có khoảng 25% nam giới từ 55 tuổi trở lên có vấn đề về tuyến tiền liệt. Khi đến tuổi 70, tỷ lệ này tăng lên là 50%.

Dấu hiệu của bệnh tuyến tiền liệt

Đối với những bệnh tuyến tiền liệt, đa phần trong giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng hoặc rất ít. Khi bệnh phát triển, tùy thuộc vào từng tình trạng người bệnh khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng sẽ gặp phải ở một số người mắc bệnh về tuyến tiền liệt:

  • Khó tiểu: Đây là cảm giác khó khăn, căng thẳng khi bắt đầu tiểu tiện.
  • Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm: Tần suất đi tiểu nhiều hơn 8 lần/ngày.
  • Tiểu không hết: Đây là cảm giác như bàng quang không thể được làm trống hoàn toàn.
  • Tiểu đau
  • Tiểu ra máu hoặc máu đến từ niệu đạo, độc lập với việc tiểu tiện
  • Tiểu nhỏ giọt, tia nước tiểu yếu
  • Tiểu ngắt quãng
  • Tiểu không tự chủ
  • Thường xuyên bị đau hoặc cứng ở lưng dưới, hông, vùng chậu, trực tràng hoặc đùi trên
  • Xuất tinh đau hoặc xuất tinh ra máu….

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tuyến tiền liệt là gì? Cấu tạo của tuyến tiền liệt ra sao? Các bệnh lý thường gặp đối với tuyến này. Hy vọng nam giới sẽ có cho mình những thông tin cần thiết qua đó bảo vệ sức khỏe của chính mình.