Khi càng ở độ tuổi cao thì cơ thể càng ngày yếu dần đi, các căn bệnh về giá xuất hiện nhiều hơn. Trong đó, đau thần kinh tọa là một căn bệnh rất hay thường gặp ở độ tuổi đã lớn.
Vậy bệnh đau thần kinh tọa là gì? Xin mời các bạn hãy cùng Wikikienthuc.com tìm hiểu về căn bệnh này. Cũng như các biện pháp phòng tránh ngay sau đây.
Bệnh đau thần kinh toạ là bệnh gì?
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh lớn, có độ dài nhất trên cơ thể. Nó chạy dọc nằm ở sau lưng dưới và đi xuyên qua lỗ trống ở đốt sống cụt rồi tới mặt sau của hai bắp chân.
Dây thần kinh tọa có chức năng quan trọng chính là chi phối hoạt động của hông và các bộ phận dưới như chân, bàn chân… Là một trong những bộ phận làm việc điều khiển các hoạt động như đi lại, chạy nhảy, cúi vặn của cơ thể.
Theo thực tế thì đau thần kinh tọa không hẳn là một loại bệnh. Mà là thuật ngữ chuyên ngành miêu tả một tổ hợp triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do nhiều yếu tố tạo thành. Khi dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc gặp phải tác động bởi sự sai lệch trên đốt sống. Từ đó đĩa đệm tương ứng sẽ gây ra các cơn đau dai dẳng. Những việc sinh hoạt hoặc việc ho, hắt xì cũng làm cho các địa đệm bị đau nhói và nguy hiểm nhất có thể dẫn đến liệt chân vĩnh viễn.
Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm đau dọc từ cột sống đến tận dưới hai chân và các nhánh của nó. Nguyên nhân thường do bệnh lý đĩa đệm chèn ép vào rễ dây thần kinh tọa, chiếm khoảng 80% trường hợp.
Đau thần kinh tọa do rất nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng chủ yếu là những tổn thương mà địa đệm bị chèn ép từ cột sống thắt lưng. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 60, tỷ lệ bệnh nhân nam gặp nhiều gấp 3 lần so với nữ giới.
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau thần kinh tọa
Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh đau thần kinh tọa là gì? Hãy nắm rõ các đặc điểm bệnh ngay dưới đây nhé:
1. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm à nguyên nhân chính gây ra bệnh đau thần kinh tạo hay gặp nhất. Do địa đệm của cột sống bị lệch ra khỏi cột sống khiến chèn vào dây thần kinh tọa.
2. Cột sống bị hẹp
Khi càng lớn tuổi thì đốt sống càng ngày càng lão hóa và có tính hao mòn. Từ đó có thể dẫn đến hẹp cột sống. Hẹp cột sống có thể gây áp lực lên rễ của dây thần kinh tọa, gây đau thần kinh tọa. Trường hợp này thì thường hay xuất hiện ở các bệnh nhân đã trên 60 tuổi.
3. Xuất hiện các khối u bên trong cột sống
Trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải là không có. Đau thần kinh tọa do các khối u phát triển bên trong hoặc dọc theo tủy sống hoặc dây thần kinh tọa.
Từ đó các khối u chèn ép dẫn đến đau nhức dây thần kinh tọa. Nó xuất hiện khi bị chảy máu trong, nhiễm trùng, gãy xương chậu hoặc mang thai.
4. Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống
Đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa. Khi bị thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống sẽ gây kích thích hoặc sưng tấy dây thần kinh tọa.
Thường hay xuất hiện ở vị trí L4, L5, nhiều trường hợp để lâu còn dẫn đến viêm khớp. Ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt, đi lại.
5. Hội chứng cơ hình lê
Cơ hình lê là cơ nằm sâu bên trong cơ mông. Nó kết nối cột sống dưới với xương đùi trên và di chuyển thẳng vào dây thần kinh tọa.
Nếu cơ này đi vào co thắt, nó có thể gây áp lực lên dây thần kinh tọa. Gây ra các triệu chứng đau thần kinh tọa. Hội chứng cơ hình lê thường xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ.
6. Chấn thương hoặc nhiễm trùng
Việc chấn thương và nhiễm trùng của đau thần kinh tọa xuất hiện ở các trường hợp như viêm cơ, nhiễm trùng hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, mang thai…
Các biện pháp ngăn ngừa phòng tránh bệnh đau thần kinh tọa
Với căn bệnh của tuổi già thì sẽ không thể đảm bảo 100% là sẽ không mắc bệnh. Nhưng với những biện pháp phòng tránh thì chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh xuất hiện hoặc giảm thiểu bệnh ở mức nhẹ nhất có thể điều trị bằng thuốc.
Sau đây là một số gợi ý cho các biện pháp ngăn ngừa đau thần kinh tọa:
- Với tất cả các căn bệnh thì việc kết hợp một chế độ ăn uống thích hợp luôn là điều quan trọng nhất. Cần bổ sung nhiều các thực phẩm, dưỡng chất tốt cho xương. Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có hại cho cơ thể.
- Cần thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để có cơ thể khỏe mạnh. Có sức đề kháng cao với bệnh tật.
- Hạn chế nằm giường quá cứng hoặc giường lo xo nhiều sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống.
- Tránh các công việc nặng nhọc như bê vác, đứng quá lâu. Cần nghỉ ngơi hợp lý hoặc đứng lên làm các động tác thả lỏng cho cột sống không bị quá cứng.
Tổng kết
Với những nội dung thông tin về căn bệnh đau thần kinh tọa trên đây. Chắc hẳn các bạn đọc đã hiểu căn bệnh đau thần kinh tọa là gì rồi phải không nào?
Bài viết đã giải thích về bệnh đau thần kinh tọa và các biện pháp phòng tránh bệnh. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi và chú ý bài viết. Hãy để lại thắc mắc cũng như ý kiến của bạn đọc về bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cho bạn. Xin cảm ơn