Hạch sữa là gì? Phương pháp khắc phục tình trạng hạch sữa hiệu quả Update 11/2024

Hạch sữa là 1 trong những tình trạng rất dễ xảy ra đối với phụ nữ sau sinh. Không chỉ ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với người mẹ.

Vậy hạch sữa là gì? Hạch sữa gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào? Có phương pháp nào để giúp mẹ bỉm khắc phục tình trạng hạch sữa hiệu quả? Hãy cùng Wikikienthuc tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Hạch sữa là gì?

Hạch sữa là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Sữa mẹ bị giữ lại tại những ống dẫn ở bầu ngực và sau đó nổi hạch. Gây khó khăn trong quá trình cho con bú. Bởi vì sữa được giữ lại nên bầu sữa các mẹ bỉm căng tròn, khiến đau đớn, khó chịu.

Hạch sữa là gì?

Hạch sữa có nhiều nguyên nhân gây ra như mới sinh con lượng sữa không thể chảy ra ngoài cho con bú. Hoặc do người mẹ quá nhiều sữa. Hút sữa ra ngoài không hết, bé lười bú, mẹ bỉm gặp vấn đề căng thẳng sau sinh… Nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời. Sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng của hạch sữa

Nếu tình trạng tắc tia sữa nổi hạch sữa được phát hiện sớm trong khoảng 1 đến 2 ngày đầu thì sẽ được khắc phục nhanh chóng. Không gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Còn nếu trong trường hợp 5 ngày trở lên vẫn chưa được khắc phục sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Khiến mẹ bỉm trở nên mệt mỏi và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Sau đây là 1 số hậu quả nghiêm trọng tình trạng hạch sữa gây ra:

1. Hoại tử vú

Đây là hậu quả đáng sợ của hạch sữa mà bất kỳ phụ nữ sau sinh nào cũng lo sợ. Tuyến vú sẽ bị căng lên, có màu vàng nhạt, dẫn đến hoại tử. Lúc đó, cơ thể của các mẹ bỉm suy nhược, tụt huyết áp, nhiễm độc nặng… Ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

2. Viêm mô liên kết

Khi mủ và dịch tiết của tuyến vú bị lẫn vào trong các tế bào. Sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn cơ thể của các mẹ bỉm.

Các hậu quả mà hạch sữa gây ra.

3. Áp xe vú

Đây là giai đoạn hình thành nên viêm tuyến vú.

4. Viêm tuyến vú

Vú của mẹ bỉm sẽ xuất hiện những vết mưng mủ, sưng đỏ và gây ra cảm giác đau đớn. Không thể cho các bé bú được.

5. Viêm xơ tuyến vú mãn tính

Khi các mẹ bỉm nóng lòng chữa bệnh hạch sữa mà sử dụng quá nhiều kháng sinh trực tiếp vào tuyến vú. Sẽ phản ứng ngược dẫn đến việc hình thành các khối u xơ trong bầu ngực.

Phương pháp khắc phục hạch sữa ở mẹ bỉm

Sau khi tìm hiểu hạch sữa là gì, hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại. Thì bây giờ Wikikienthuc sẽ chỉ cho các mẹ bỉm một số phương pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả nhất.

Thông thường đa số các mẹ bỉm khi mắc phải tình trạng hạch sữa đều ngưng cho bé bú. Điều này trên thực tế sẽ giúp các mẹ bỉm sữa giảm đau. Nhưng thật ra sẽ khiến tình trạng hạch sữa trở nên nguy hiểm hơn.

Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, mẹ bỉm cần duy trì cho các bé bú đều đặn. Và có thể áp dụng một trong các phương pháp sau đây:

1. Các chữa hạch sữa trực tiếp tại nhà

Massage nhẹ nhàng kết hợp với uống nhiều nước: Trong quá trình mẹ bỉm cho con bú có cảm giác căng tức, không thoải mái ở vùng ngực thì hãy massage nhẹ nhàng ở vùng hai bên bầu ngực. Trong lúc cho trẻ bú hoặc khi hút sữa bằng máy. Nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi để tuyến sữa có thể ra đều đặn hơn.

Cho bé bú đúng cách: Cho bé bú bên bầu vú bị đau trước, điều này sẽ khiến bầu vú bị nổi hạch sữa được giải phóng ra ngoài nhờ lực bú của bé. Mẹ bỉm có thể khai thông được tia sữa bị tắc.

Chườm ấm: Đây là một trong số cách được các mẹ bỉm sử dụng trong trường hợp bị nổi hạch sữa. Đó chính là chườm khăn ấm. Khi lấy khăn ấm chườm lên bầu ngực sẽ khiến các tuyến sữa chảy ra đều đặn hơn.

Thay đổi tư thế bú: Cho bé bú khi mẹ nằm, ngồi hoặc đứng sẽ giúp các tuyến sữa bị tắc sẽ được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé cũng như chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

2. Chữa hạch bằng mẹo dân gian

Ngoài ra, mẹ bỉm sữa có thể chữa trị hạch sữa bằng các mẹo dân gian. Đây là những bài thuốc ngày xưa ông bà ta để lại và có tác dụng rất hiệu quả. Các mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng theo.

Sử dụng lá cải: Rất đơn giản, mẹ bỉm chỉ cần chuẩn bị 3 lá bắp cải tươi thật tươi, không bị sâu, rửa sạch, ngâm với muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó trần qua nước sôi, để nguội rồi dùng lá cải chườm lên ngực bị đau.

Chữa hạch sữa bằng lá đinh lăng: Mẹ bỉm có thể sử dụng lá đinh lăng và lá diếp cá, đem giã nhuyễn rồi đắp lên ngực. Hỗn hợp này sẽ giúp giảm tình trạng căng cứng, khó chịu.

Hoặc có thể sử dụng khoảng 150g lá đinh lăng đun với 250ml nước sôi. Sau khoảng 10 phút, mẹ bỉm lấy nước đầu uống và tiếp tục uống nước thứ hai. Thay phiên uống lá nước đinh lăng và nước lọc sẽ giúp mẹ bỉm cải thiện tình trạng nổi hạch sữa. Vì lá đinh lăng rất tốt trong giải quyết việc tắc tia sữa nên chị em có thể chế biến lá đinh lăng thành những bữa ăn thường ngày.

Tổng kết

Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho các mẹ bỉm những kiến thức về hạch sữa là gì? Hậu quả cũng như các phương pháp khắc phục tình trạng này.

Trong trường hợp mẹ bỉm đã áp dụng các phương pháp trên nhưng hạch sữa vẫn không bớt đi. Càng ngày càng đau hơn thì tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ. Để được tư vấn, điều trị theo liệu trình phù hợp nhé!