NPK 20 20 15 là gì? Cách trộn phân đơn thành phân NPK 20 20 15 Update 09/2024

Cây cối sinh trưởng, phát triển và cho năng suất tốt cần phải có thức ăn. Đó chính là các loại phân như: phân đạm, lân, kali, phân hữu cơ… Trong đó, phân tổng hợp NPK được rất nhiều bà con nông dân ưa chuộng bởi tính tiện dụng và hiệu quả cao.

Tuy nhiên, NPK có rất nhiều loại như: NPK 20 20 15, NPK 12 5 10, NPK 22 5 11, NPK 20 20 20… Nhưng phổ biến nhất vẫn là NPK 20 20 15.

Vậy NPK 20 20 15 là gì? Tác dụng của loại phân này đến đời sống cây trồng ra sao?…. Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

NPK 20 20 15 là gì?

NPK là loại phân tổng hợp được từ 2 chữ cái đại diện cho 2 nguyên tố quan trọng trong quá trình phát triển của cây. Để cây phát triển, sinh trưởng và đạt năng suất cao không thể thiếu một trong 3 nguyên tố đa lượng trên. 3 nguyên tố này bao gồm:

  • N: là ký hiệu của đạm.
  • P: là ký hiệu của lân.
  • K: là ký hiệu của kali.

Mỗi nguyên tố sẽ có tác dụng riêng lên cây. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được việc kết hợp cả 3 nguyên tố này tạo lên một sản phẩm tổng hợp rất tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Phân NPK 20 20 15 là gì?

Vậy NPK 20 20 15 là gì? Mọi người có thể hiểu đơn giản đây là phân NPK tổng hợp theo tỷ lệ tương ứng 20-20-15. Nó chính là hàm lượng đạm được tính theo % Nitơ. Hàm lượng lân được tính theo % P2O5 và hàm lượng kali được tính theo % K2O. Tùy vào từng loại đất và loại cây trồng mà bà con nông dân sử dụng phân NPK 20 20 15 sao cho phù hợp nhất.

Tác dụng của phân NPK 20 20 15

Thành phần dinh dưỡng có trong NPK 20 20 15 gồm:

  • Chất đạm (N): 20%
  • Kali (K2O): 15%.
  • Lân (P2O5): 20%.
  • Canxi (CaO): 0.25%
  • Lưu huỳnh (S): 0.5%
  • Magie (MgO): 0.35%

Ngoài ra còn một số vi lượng khác như: Fe: 10ppm, Cu: 5ppm, B: 10ppm và Zn: 5ppm.

Như chúng tôi đã giải thích NPK 20 20 15 là gì ở đầu bài. Và đây cũng chính là loại phân tổng hợp được rất nhiều bà con nông dân tin tưởng sử dụng bởi nó có các công dụng nổi trội như sau:

NPK 20 20 15 giúp giảm thất thoát phân bón so với việc sử dụng phân đơn hoặc phân tổng hợp khác. Giảm được 1 lượng đáng kể phân bón cần dùng. Đem lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng nhưng vẫn không tốn nhiều chi phí.

NPK 20 20 15 giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh. Có sức đề kháng tốt chống lại sâu bệnh.

Các tác dụng của phân NPK 20 20 15

NPK 20 20 15 ngoài đem đến năng suất cao cho bà con nông dân. Còn tạo được độ phì nhiêu cho đất so với các loại phân khác. Vì vậy nếu các bạn chưa hiểu về NPK 20 20 15 là gì và tác dụng nó như thế nào thì hoàn toàn có thể yên tâm.

Chỉ cần chăm sóc đúng cách, bón phân đúng thời điểm cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Điều này cũng đã được kiểm nghiệm qua các chuyên gia và người nông dân.

NPK 20 20 15 có tác dụng giúp giảm ô nhiễm nguồn nước và đất. Đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng lại hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống của các loài thực vật.

Cách trộn phân đơn thành phân NPK hỗn hợp 20 20 15

Phân NPK là loại phân tổng hợp rất phổ biến và được bà con nông dân Việt Nam ưa chuộng bởi tính tiện lợi mà nó đem lại.

Tuy nhiên, bà con hoàn có thể tự tạo ra phân NPK 20 20 15 từ phân đơn. So với việc mua phân NPK được các nhà sản xuất bán sẵn. Bà con có thể sử dụng phân đơn để trộn thành phân NPK 20 20 15 như mua ngoài hàng mà lại tiết kiệm được từ 20 đến 25% chi phí.

NPK 20 20 15 là gì đã được đề cập ở phần trên. Và nếu bà con nào muốn tự trộn các phân đơn thành phân NPK tổng hợp này hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

Để tạo ra được 100kg phân NPK 20 20 15 các bác cần hiểu rõ công thức và cách tính như sau:

NPK = N (Nitơ) – P (P2O5) – K (K2O)

NPK 20-20-15 có nghĩa là: N = 20, P = 20, K = 15.

Sau đây là công thức tính số lượng phân đơn ( đạm, lân và kali) cần dùng để tạo ra được 100kg NPK 20 20 15.

  • Đạm Urê chứa 46% đạm
  • Super Lân chứa 16% P2O5.
  • Kali Sunphat chứa 50% K2O.

Nếu sử dụng các loại phân đơn này thì số lượng phân của từng loại sẽ được tính như sau:

Số lượng Đạm Ure = 20/0,46 = 43,5 kg (Trong đó: 20 là chỉ số đạm, 0,46 là hàm lượng đạm)

Số lượng Super Lân = 20/0,16 = 125 kg (Trong đó: 20 là chỉ Lân, 0,16 là làm lượng P2O5)

Số lượng Kali Sunphat = 15/0,5 = 30 kg (Trong đó: 15 là chỉ Kali Sunphat, 0,16 là làm lượng K2O).

Tương tự các bác có thể sử dụng công thức này với các dòng sản phẩm NPK 20 20 20, NPK 16 16 8,…

Một số lưu ý khi sử dụng phân NPK 20 20 15 tự trộn

Nếu bà con sử dụng phân NPK 20 20 15 tự trộn thì cần sử dụng bón ngay. Bởi vì quá trình trộn thủ công, nếu không dùng ngay sẽ bị hút ẩm và khi bón cho cây phân sẽ không chuẩn hoặc bị hỏng. Còn NPK 20 20 15 từ nhà sản xuất đã được xử lý, đóng gói cẩn thận nên có thể sử dụng được lâu.

1. Thời điểm bón phân NPK 20 20 15

Để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao bà con nên chú ý bón phân đúng thời điểm.

  • Vào mùa xuân, cây sinh trưởng nhanh nên có thể bón nhiều phân. Cứ 1 đến 2 tuần bón 1 lần.
  • Mùa thu cây sinh trưởng chậm nên bón ít hơn 2 đến 3 tuần bón 1 lần.
  • Mùa đông thì không cần bón phân.

Bà con cũng cần chú ý chỉ nên bón phân vào buổi chiều tối. Trước khi bón phân nên xới đất xung quanh gốc để rễ thấm hút chất dinh dưỡng nhanh hơn.

Qua đây các bạn và bà con đã biết NPK 20 20 15 là gì? Tác dụng, cách trộn và thời điểm nên bón phân rồi chứ. Chúc các bạn và bà con mùa màng bội thu.