LC là 1 thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu. Vậy bạn đã biết LC là gì và điều kiện để mở LC như thế nào chưa?
Mời bạn hãy cùng Wikikienthuc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
LC là gì?
LC (Letter of Credit) hay còn được gọi là thư tín dụng. Thư tín dụng là thư do ngân hàng đại diện của bên mua (bên nhập khẩu) lập ra. Bức thư này có nội dung sẽ trả 1 số tiền nhấn định nào cho cho bên bán (bên xuất khẩu) vào thời điểm cụ thể mà 2 bên đã thỏa thuận.
Và với điều kiện là bên bán xuất trình được những chứng từ thanh toán đã nêu trong LC. Những đối tượng tham gia quá trình để thanh toán bằng LC chính là ngân hàng, người mua và người bán.
Có các loại LC nào?
Lc có rất nhiều loại khác nhau. Một số loại lc phổ biến hiện nay là:
- Transferable lc: Thư tín dụng chuyển nhượng
- Revocable lc: Thư tín dụng có thể hủy bỏ
- Irrevocable lc: Thư tín dụng không thể hủy ngang
- Confirmed lc: Thư tín dụng xác nhận
- Red clause lc: Thư tín dụng có điều khoản đỏ
- Back to back lc: Thư tín dụng giáp lưng
- Revolving letter of credit: Thư tín dụng tuần hoàn
- Standby letter of credit: Thư tín dụng dự phòng
Với mỗi một loại LC sẽ có tính chất và đóng vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Hầu hết khi thực hiện một công đoạn gửi thư đều cần tìm hiểu và biết được ý nghĩa của mỗi loại. Để từ đó dễ dàng hơn trong việc phát hiện những sự cố và khắc phục tình trạng gửi kịp thời
Lợi ích của LC đối với các chủ thể tham gia
Thư tín dụng LC mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho cả người xuất khẩu, người nhập khẩu và ngân hàng. Sau đây là lợi ích cụ thể của LC đối với từng chủ thể tham gia:
1. Lợi ích LC mang lại cho người xuất khẩu
Những lợi ích mà LC mang đến cho người xuất khẩu là:
- Dù người nhập khẩu có muốn trả tiền không thì ngân hàng vẫn phải thanh toán theo đúng quy định trong LCcho người xuất khẩu.
- Vấn đề chuyển các chứng từ sẽ được hạn chế tối đa việc chậm trễ.
- Người nhập khẩu có thể đề nghị với ngân hàng chiết khấu LC đối với các LC trả chậm.
2. Lợi ích LC mang lại cho người nhập khẩu
Những lợi ích mà LC mang lại cho người nhập khẩu là:
- Người nhập khẩu chỉ trả tiền khi hàng hóa của họ thực sự được giao.
- Bên nhập khẩu sẽ được bảo đảm rằng bên xuất khẩu sẽ phải thực hiện những nghĩa vụ trong LC. Bởi chỉ như vậy họ mới có thể nhận được tiền.
3. Lợi ích LC mang lại cho ngân hàng
Tất nhiên khi ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán LC họ sẽ được hưởng những lợi ích nhất định. Dưới đây là 1 số lợi ích mà LC mang lại cho ngân hàng:
- Ngân hàng được mở rộng thêm các quan hệ về thương mại quốc tế.
- Về cơ bản là những lợi ích về tài chính. Họ sẽ được thu các loại phí dịch vụ như phí để mở LC, phí thanh toán hộ, chuyển tiền…
Điều kiện để mở LC
Thư tín dụng LC mang đến rất nhiều lợi ích cho ngân hàng và doanh nghiệp. Vì thế mở LC là mong muốn của rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, để mở LC ở ngân hàng, người nhập khẩu cần phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:
1. Nguồn vốn đảm bảo thanh toán LC
Để mở LC, nguồn vốn của người nhập khẩu cần đảm bảo đủ để thanh toán LC. Khi đó họ mới yêu cầu ngân hàng mở LC được:
- Thư tín dụng LC được phát hành bởi nguồn vốn tự có và yêu cầu khách hàng ký quỹ 100%.
- Khi ký quỹ của khách hàng không đủ 100% thì cần phải liên hệ ngay với bộ phận tín dụng để có thể được xem xét.
Nếu người dùng không đảm bảo được chi phí cần thiết để thanh toán. Thì sẽ không được thực hiện những khâu tiếp theo.
2. Yêu cầu mở LC
Khi yêu cầu mở LC bạn cần xin đơn yêu cầu mở LC và điền đầy đủ thông tin vào đó. Thông thường bộ hồ sơ mở thư tín dụng LC sẽ bao gồm:
- Đầu tiên là đơn yêu cầu để mở lc (bản gốc)
- Bản giải trình mở lc (bản gốc)
- Giấy quyết định thành lập doanh nghiệp
- Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
- Hợp đồng ngoại thương (bản gốc)
- Giấy phép nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp
- Giấy cam kết thanh toán (bản gốc)
- Hợp đồng vay vốn (bản gốc)
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ (bản gốc)
- Hợp đồng tín dụng đối với trường hợp vay vốn
- Đối với trường hợp mở lc trả chậm thì cần có công văn phê duyệt cho mở lc trả chậm
Lưu ý: Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá của LC. Thì cần có thêm bảng giải trình mở LC do bộ phận tín dụng của chi nhánh đó lập. Bên cạnh đó là giám đốc của ủy quyền chi nhánh phê duyệt hoặc là những người được giám đốc chi nhánh ủy quyền phê duyệt.
Trên đây là những thông tin về thư tín dụng LC là gì? Cũng như những lợi ích của LC mang lại cho ngân hàng và doanh nghiệp. Qua đó ta có thể thấy được vai trò quan trọng của LC. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về LC và có cái nhìn tổng quát hơn về nó.