Vendor là gì? Sự khác nhau giữa Vendor với Seller – Supplier Update 04/2024

Đã bao giờ bạn nghe đến từ Vendor và cảm thấy thắc mắc về từ này chưa? Đây là một thuật ngữ trong lĩnh vực kinh doanh. Là một mắt xích thiết yếu trong quá trình đưa sản phẩm của một doanh nghiệp đến với khách hàng.

Vậy Vendor là gì? Vai trò của nó như thế nào? Trong bài viết này, Wikikienthuc sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Vendor.

Vendor là gì?

Nhiều người khi nghe đến từ Vendor đều thắc mắc Vendor là gì? Nếu dịch nghĩa của từ này sang tiếng Việt thì nó gần tương đương với từ Supplier, có nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên, Vendor không phải là Supplier, hai từ này có những sự khác biệt nhất định.

Vendor chính là mắt xích cuối cùng trong khâu đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng. Thông thường, Vendor sẽ làm nhiệm vụ nhập hàng hóa, sản phẩm từ các nhà phân phối với giá sỉ rồi bán lại cho các cá nhân, tổ chức với giá lẻ để lấy lãi.

Vendor là gì có nhiệm vụ như thế nào trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Do đó, Vendor vừa đóng vai trò là người bán, lại vừa đóng vai trò là người mua. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp Vendor tự sản xuất được sản phẩm để bán lại cho người tiêu dùng. Nên có thể tự định mức giá sỉ hoặc giá lẻ. Mỗi Vendor có thể bán hàng ở các hình thức như:

  • Doanh nghiệp bán lại cho doanh nghiệp khác
  • Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng, người tiêu dùng
  • Doanh nghiệp bán hàng cho chính phủ

Phân biệt Vendor với Supplier

Khi tìm hiểu Vendor là gì thì có rất nhiều người nhầm lẫn Vendor với Supplier. Hai từ này đều là những bộ phận quan trọng trong các chuỗi cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên, nếu đặt cả hai từ này vào vị trí của chuỗi cung ứng. Thì chúng ta sẽ thấy được sự khác nhau của Vendor và Supplier.

Vendor nằm ở gần cuối trong chuỗi cung ứng với nhiệm vụ đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong khi đó, Supplier lại nằm ở vị trí đầu tiên với nhiệm vụ cung cấp những nguyên liệu để làm ra sản phẩm.

Do đó, ở Supplier thì sản phẩm, hàng hóa chưa được hoàn thành. Còn đối với Vendor thì sản phẩm, hàng hóa đã được hoàn thành, có thể đưa vào sử dụng ngay.

Sự khác nhau giữa Vendor và Supplier.

Để làm ra một sản phẩm thì phải cẩn sử dụng nhiều nguyên liệu. Do đó, nhà sản xuất phải nhập nhiều mặt hàng nguyên liệu từ Supplier. Còn Vendor chỉ nhập 1 sản phẩm khi đã hoàn thành để bán mà thôi.

Bên cạnh đó, Vendor và Supplier còn được phân biệt bởi các yếu tố sau:

  • Mục đích của Supplier là tạo ra những sản phẩm, còn mục đích của Vendor là bán được sản phẩm.
  • Supplier chỉ có thể phân phối nguyên liệu của mình đến các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất, có giấy phép kinh doanh. Trong khi Vendor có thể bán sản phẩm cho bất cứ ai có nhu cầu.
  • Supplier cung cấp trực tiếp cho các nhà sản xuất. Vendor có thể phân phối sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng hoặc gián tiếp qua các nhà phân phối.
  • Vendor là một bộ phận quan trọng, đưa sản phẩm trực tiếp đến với người tiêu dùng. Supplier không có bất kỳ mối liên hệ nào với người tiêu dùng.

Phân biệt Vendor với Seller

Bên cạnh Supplier thì từ Seller cũng hay gây nhầm lẫn với Vendor. Seller là gì? Vendor là gì? Hai từ này khác nhau như thế nào?

Trong quá trình tạo ra sản phẩm, hàng hóa thì Vendor và Seller đều đóng vai trò đưa sản phẩm đến tay khách hàng, người tiêu dùng.

Sự khác nhau giữa Vendor và Seller.

Vậy, làm thế nào để phân biệt nghĩa của 2 từ này? Dưới đây là những điểm khác nhau của Vendor và Seller.

  • Vendor có quy mô hoạt động là một cá nhân hoặc 1 doanh nghiệp. Còn Seller chỉ đại diện cho một cá nhân làm hoạt động bán hàng mà thôi. Do đó, nếu xét về phạm vi, quy mô thì Seller hẹp hơn Vendor.
  • Vendor có thể tự sản xuất ra sản phẩm để bán lại cho khách hàng. Còn Seller chỉ có thể nhập sản phẩm về để bán cho khách hàng.
  • Vendor nhập hàng với giá sỉ, bán giá lẻ. Vendor cũng có thể tự sản xuất hàng để bán với giá sỉ hoặc giá lẻ. Trong khi đó thì Seller chỉ có thể nhập hàng từ nhà phân phối về để bán nên hầu hết là bán với giá lẻ để lấy lãi.

Phân biệt Vendor với thành phần khác trong chuỗi cung ứng

Hiện nay, một chuỗi cung ứng sản phẩm thường được sơ đồ hóa như sau:

Supplier (Nhà cung cấp)  => Manufacturer (Nhà sản xuất) => Dlstrlbutor (Nhà phân phối) => Vendor (Nhà cung cấp) hoặc Seller (Nhà bán lẻ) => Customer (Khách hàng).

Mỗi thành phần đóng một vai trò nhất định trong chuỗi cung ứng. Nếu bỏ bất cứ thành phần nào thì cũng đều không để đưa được sản phẩm đến tay khách hàng.

Mô hình chuỗi cung ứng sản phẩm.

Đặc điểm của từng thành phần như sau:

  • Supplier: Cung cấp những nguyên vật liệu cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp
  • Manufacturer: Sử dụng những nguyên vật liệu được cung cấp bởi Supplier để tạo ra các sản phẩm hoàn thiện.
  • Distributor: Những sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ được vận chuyển tới các nhà phân phối độc quyền hoặc nhà phân phối khu vực.
  • Vendor/Seller: Đây là hai thành phần có nhiệm vụ nhập sản phẩm từ đơn vị phân phối để bán cho khách hàng.
  • Customer: Khách hàng là mắt xích cuối cùng trong chuỗi cung ứng, đóng vai trò tiêu thụ sản phẩm.

Trên đây là những giải đáp về Vendor là gì và cách để phân biệt Vendor với các thành phần khác trong chuỗi cung ứng. Wikikienthuc hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm và có thể phân biệt rạch ròi Vendor với các thành phần khác.