ROA là gì? Ý nghĩa và cách tính chỉ số ROA chi tiết nhất Update 09/2024

Đối với những nhà kinh doanh thì chắc hẳn khái niệm ROA đã không còn chút xa lạ gì với họ. ROA là một chỉ số rất quan trọng khi phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Khả năng sinh lời luôn là mối quan tâm của mọi chủ thể quản lý. Khi nó có những lợi ích liên quan đến doanh nghiệp.

Vậy rốt cuộc thì ROA là gì? ROA có ý nghĩa gì? Tính chỉ số ROA như thế nào là chuẩn xác nhất? Mọi thắc mắc này của bạn đọc sẽ được Wiki Kiến Thức giải đáp chi tiết nhất qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

ROA là gì?

ROA là viết tắt của cụm từ Return on Assets trong tiếng Anh. Đây được gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. ROA là chỉ số đo lường mức sinh lợi nhuận của một doanh nghiệp so với chính tài sản của nó. Chính vì vậy, chỉ số này sẽ cho biết một công ty sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.

Công thức tính chỉ số ROA chuẩn nhất

Công thức: ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings)/ Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường
  • Tài sản: là tổng tài sản của doanh nghiệp
  • Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ
  • ROA đơn vị tính là %

Bạn sẽ thấy 2 mục trên xuất hiện trong báo cáo tài chính của công ty. Lợi nhuận sau thuế nằm ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh. Còn Tổng tài sản thì nằm ở bảng cân đối kế toán.

Chỉ số ROA có những ý nghĩa gì?

Để hiểu về ROA thì trước hết chúng ta cần hiểu tài sản của một doanh nghiệp được tính như thế nào. Theo đó, tài sản của công ty hầu hết được hình thành từ nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Mọi hoạt động của công ty đều được thực hiện dựa trên 2 nguồn vốn này. Do đó, ROA chính là một thước đo hiệu quả trong việc chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Dựa trên chỉ số ROA, nhà đầu tư có thể biết được doanh nghiệp đó kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận và hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng vốn bình quân bỏ ra. Giới chuyên môn thường gọi ROA là con số biết nói của doanh nghiệp. Bởi nó cung cấp thông tin những khoản lãi được sinh ra từ hoạt động đầu tưu chính doanh nghiệp.

Chỉ số ROA càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả. Đồng thời nó còn thể hiện được công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số tiền đầu tư.

Nếu tỷ số này lớn hơn 0 thì có nghĩa là doanh nghiệp này đang làm ăn có lãi. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.

Các bạn cũng cần lưu ý là ở những công ty cổ phần, chỉ số ROA lại có rất nhiều điểm khác biệt bởi nó phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Các chuyên gia tài chính khuyên rằng, nên sử dụng ROA để so sánh giữa các công ty với nhau. Nhà đầu tư có thể thực hiện theo dõi, so sánh qua từng năm, giữa công ty này với công ty khác có mối tương đồng về quy mô, ngành nghề kinh doanh.

Nếu để ý một chút, xem xét chi tiết hơn trên thị trường chứng khoán thì chúng ta có thể thấy ROA lại càng có ý nghĩa hơn. Tại sao lại như thế? Bởi đơn giản là công ty nào có chỉ số ROA cao thì chứng tỏ cổ phiếu của doanh nghiệp đó có giá đắt và được ưa chuộng hơn trên thị trường. Và rất đáng đề đầu tư.

Chỉ số ROA bao nhiêu được coi là tốt?

So với chỉ số ROE thì ROA ít được quan tâm hơn nhưng vẫn là một chỉ số quan trọng, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, một doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi chỉ số ROA lớn hơn 7.5%.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng rẽ chỉ số này trong một năm thì không nói lên được nhiều điều. Giới đầu tư thường theo dõi chỉ số ROA của một doanh nghiệp trong ít nhất 3 năm liên tục. Nhiều chuyên gia nhận định, doanh nghiệp nào duy trì được con số ROA lớn hơn hoặc bằng 10% trong 3 năm liên tiếp mới là doanh nghiệp tốt, nguồn tài chính ổn định. Những doanh nghiệp như vậy thường được giới chuyên môn và giới đầu tư đánh giá cao.

Bên cạnh việc xem xét giá trị cụ thể của ROA, nhà đầu tưu cũng cần phải quan tâm nhiều đến xu hướng biến động của chỉ số này. Nếu chỉ số ROA tịnh tiến đều đặn, sẽ chứng tỏ tình hình kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. Nếu chỉ số ROA có sự biến đổi bất thường, tức là doanh nghiệp kinh doanh bấp bênh, chưa có hiệu quả.

Đặc biệt, trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán,… Thì giá trị của chỉ số ROA ở mức 7.5% sẽ không còn phù hợp bởi đặc thù nghề nghiệp và độ rủi ro khá cao của lĩnh vực này. Không chỉ có chỉ số ROA, mà bất kỳ chỉ số tài chính nào khác cũng không được thần thánh hóa một cách riêng lẻ.

Như vậy, qua những thông tin trên đây thì chắc hẳn các bạn cũng hiểu được vai trò hết sức quan trọng của chỉ số ROA trong việc phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp, làm cơ sở cho các hoạt động đầu tư. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức  bổ ích về ROA là gì. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!