VCCI là một tổ chức tập hợp các quốc gia, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp. Những chủ lao động cũng như hiệp hội các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Sứ mệnh của VCCI rất to lớn và quan trọng trong việc phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nếu bạn chưa biết VCCI là gì thì ngay bây giờ. Wikikienthuc sẽ chia sẻ với các bạn qua bài viết sau.
VCCI là gì?
Rất nhiều người thắc mắc VCCI là gì. Thì VCCI là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Vietnam chamber of commerce and industry. Nghĩa là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
VCCI là một tổ chức các quốc gia tập hợp để làm đại diện cho cộng động doanh nghiệp. Những người chủ sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tổ chức này hoạt động phi lợi nhuận và độc lập, không dưới sự chỉ đạo của bất kỳ chính phủ nào. VCCI có tư cách pháp nhân và có quyền tự chủ về tài chính. Mục đích của tổ chức này khi thành lập chính là thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh thương mại với của các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Chức năng và nhiệm vụ của VCCI
VCCI là một tổ chức bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, tổ chức này có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Nếu bạn vẫn chưa rõ VCCI là gì thì hãy xem chức năng và nhiệm vụ của nó.
1. Chức năng của VCCI
Chức năng của VCCI là thành lập nhằm bảo vệ quyền lợi của cộng đồng các doanh nghiệp đang hoạt động cũng như sử dụng lao động ở Việt Nam. Tổ chức này sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp trong mối quan hệ cả trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, VCCI còn thực hiện chức năng làm cầu nối để liên kết các doanh nghiệp và hiệp hội các doanh nghiệp đang ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Việc liên kết lại sẽ giúp các doanh nghiệp thêm vững mạnh hơn và phát triển bền vững hơn.
Trong những năm trở lại đây, VCCI ngày càng thể hiện và khẳng định được vị trí của mình trong việc xúc tiến các mối quan hệ. Hỗ trợ hoạt động thương mại, đầu tư và hợp tác khoa học công nghệ cũng như các hoạt động kinh doanh khác. Giúp đem đến sự thay đổi tích cực và lớn lao cho nền kinh tế của Việt Nam.
2. Nhiệm vụ của VCCI
Ngoài chức năng ở trên thì VCCI còn có những nhiệm vụ được liệt kê dưới đây:
- Tiếp nhận và tập hợp các ý kiến của doanh nghiệp để tiến hành phản ánh, kiến nghị. Tham mưu cho nhà nước về những vấn đề liên quan đến pháp luật. Những chính sách kinh tế, xã hội giúp tạo một môi trường kinh doanh thân thiện, minh bạch và năng động.
- Tham gia vào các hoạt động mang ý nghĩa xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển nền kinh tế xã hội. Góp phần hội nhập kinh tế quốc tế cùng các tổ chức khác.
- Là tổ chức trung gian để tổ chức các diễn đàn, cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp và nhà nước. VCCI cũng đại diện cho tiếng nói của người lao động đến với tổ chức khác trong nước và ngoài nước. Những cuộc đối thoại trực tiếp này là một phần quan trọng. Giúp giải quyết nhiều vấn đề còn vướng mắc trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan, tổ chức trao đổi những thông tin quý báu với nhau.
- Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp khi thực hiện chức năng kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
- Có trách nhiệm tuyên truyền & vận động các doanh nghiệp tuân thủ theo quy định của pháp luật và các chính sách của nhà nước. Góp phần nâng cao ý thức đạo đức xã hội và tạo môi trường kinh doanh văn hóa, đạo đức và cạnh tranh bình đẳng.
- VCCI là trung gian tập hợp, liên kết các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam với phòng thương mại và công nghiệp khác tại nước ngoài.
- Tạo hình ảnh tốt đẹp cho các doanh nghiệp, nâng cao uy tín của các doanh nghiệp cũng như những sản phẩm dịch vụ tại Việt Nam.
- Thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh giữa nước ta với nước ngoài.
- Hỗ trợ hoạt động kinh doanh trong nước và nước ngoài, gồm: giới thiệu sản phẩm, tư vấn doanh nghiệp, tổ chức khảo sát thị trường, tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội chợ và triển lãm để xúc tiến các hoạt động đầu tư khác.
- Thực hiện việc đào tạo ra chất lượng nguồn nhân lực. Nâng cao kiến thức và năng lực quản lý của các doanh nghiệp.
- Hỗ trợ đăng ký, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và hỗ trợ chuyển giao công nghệ ở trong nước với nước ngoài.
- VCCI là nơi cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Cũng như chứng thực các giấy tờ cần thiết khác trong hoạt động kinh doanh.
- Giải quyết các vấn đề tranh chấp, bất đồng của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng các biện pháp thương lượng, giải hòa cũng như phân bổ tổn thất chung.
- Tích cực thực hiện các công việc mà nhà nước, tổ chức khác trong nước và ngoài nước đã ủy thác.
Kết luận
Trên đây là những chức năng và nhiệm vụ của VCCI, giải đáp cho thắc mắc VCCI là gì. Đây là một tổ chức bảo vệ cho quyền lợi của những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động của tổ chức này cũng góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta.