Trêu hay Chêu? Quy tắc viết đúng chính tả của 2 âm “tr – ch” Update 01/2025

Ngôn ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Vì vậy, tình trạng mắc các lỗi chính tả xảy ra rất thường xuyên. Và “trêu hay chêu” là một trong những trường hợp phổ biến nhất.

Người thì dùng “trêu” nhưng có người lại dùng “chêu”. Vậy trêu hay chêu mới đúng chính tả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. Cũng như đưa ra những quy tắc nhằm hạn chế việc viết sai chính tả giữa 2 âm “ch” và “tr”.

Trêu hay chêu mới đúng chính tả?

“Trêu” hay “chêu” đều là những từ phát âm mang tính chất vùng miền. Có những địa phương sẽ phát âm là “chêu” nhưng có nơi lại đọc là “trêu”. Tuy nhiên, cách đọc cũng như viết đúng chính tả thì chỉ có một và đó chính là “trêu”.

Trêu hay Chêu mới đúng chính tả Tiếng Việt.

Trong cuốn từ điển Tiếng Việt không hề có sự xuất hiện của từ “chêu”. Và nó hoàn toàn không mang một ý nghĩa gì cả. Đây thực chất là cách phát âm sai của một vùng miền nào đấy. Còn đối với “trêu”, đây là một động từ chỉ hành động làm cho người khác bực mình bằng những trò đùa tinh nghịch hay bằng những lời châm chọc.

Ví dụ:

  • Anh ấy luôn trêu chọc tôi
  • Bạn đừng trêu tôi nữa
  • Có vẻ như cậu rất thích trêu trẻ con?

Như vậy, trong trường hợp “trêu hay chêu” thì trêu mới là đúng chính tả, còn “chêu” thì không. Bạn có thể được châm chước khi phát âm sai. Nhưng điều này hoàn toàn không tốt vì nó có thể làm bạn viết sai chính tả. Chúng ta không thể sử dụng “chêu” thay cho “trêu” được.

Ví dụ: “trêu chọc” chứ không phải “chêu chọc”. “Trêu đùa” chứ không phải “chêu đùa”.

Vì sao một số người vẫn sử dụng từ “chêu” thay vì “trêu”?

Việc phân biệt “tr” và “ch” là một điều khó khăn đối với một số người. Bởi đây là thói quen sử dụng ngôn ngữ của họ. Thông thường, ở vùng phương ngữ Bắc, đặc biệt là khu vực Hà Nội. Người ta sử dụng “chêu” rất phổ biến thay vì “trêu”.

Trong ngữ âm của phương ngữ Bắc, hệ thống phụ âm đầu gồm 20 âm vị. Trong đó không có sự phân biệt giữa s/x, r/d/gi, tr/ch. Cũng chính vì đặc điểm này mà khi phát âm, người miền Bắc đa số sẽ phát âm những từ có phụ âm đầu là “tr” thành “ch” và cụ thể nhất là “trêu → chêu”.

Hay một số trường hợp khác như: trâu → châu, trinh → chinh,… Theo thống kê, phương ngữ miền Bắc có 575 âm tiết tr/ch là có vấn đề về chính tả.

Hơn nữa, Tiếng Việt là một chữ viết ghi âm với quy tắc chính tả thuần túy ngữ âm học. Vì thế, việc sử dụng cách phát âm “chêu” thường xuyên sẽ hình thành nên thói quen khó sửa và đây chính là nguyên nhân dẫn đến viết sai chính tả.

Quy tắc viết đúng chính tả của “tr – ch”

Việc viết sai chính tả giữa hai âm “tr” và “ch” xảy ra rất phổ biến. Vì thế, để khắc phục tình trạng này, bạn cần tuân thủ theo một số Luật chính tả về 2 âm “tr, ch” như sau:

Âm “ch” thường đứng trước các nguyên âm như “oa, oă, oe, uê”  những “tr” thì không.

Ví dụ: choáng váng, loắt choắt, chí chóe, sáng choang,…

Những từ Hán Việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với “tr” chứ không đi với “tr”.

Ví dụ:

  • “tr” đi với dấu nặng”: trịnh trọng, hỗ trợ, trạm xá, trục lợi, trục xuất, vũ trụ, trụ sở,..
  • “tr” đi với dấu huyền: trình bày, trừng trị, truyền thống, lập trường, trường kỳ, phong trào, …

Những danh từ hay các đại từ chỉ quan hệ thân thuộc giữa những người trong gia đình thì chỉ viết với “ch”, không viết với “tr”.

Ví dụ: cha, chú, chị, cháu, chồng, …

Những danh từ từ chỉ các vật dụng trong nhà, tên các loại hoa quả, món ăn chỉ viết với “ch”

Ví dụ:

  • Từ chỉ vật dụng: chén, chổi, chăn, chiếu, chõng, chảo,…
  • Tên hoa quả: chuối, chanh, chôm chôm,..
  • Tên món ăn: cháo, chè, chả, ….

Các động từ chỉ hoạt động, cử động tay chân thường có âm đầu là “ch”

Ví dụ: chạy, chặt cây, chẻ,…

Từ mang ý nghĩa phủ định được viết với “ch”

Ví dụ: chưa, chẳng, chớ, …

Trong cấu tạo từ láy, cả “tr” và “ch” đều có từ láy âm đầu nhưng láy vần thì chỉ có kết hợp với “ch” (trừ 3 trường hợp của “tr” là trét lẹt, trót lột, trụi lủi).

Ví dụ:

  • Láy âm đầu: chông chênh, chăm chỉ, chen chút, …, tròn trĩnh, trơ tráo, trăn trở,…
  • Láy vần: chơi vơi, chênh vênh, chót vót, chán ngán,…

Sai chính tả có ảnh hưởng gì không?

Thực chất, việc viết hay nói sai chính tả không hoàn toàn xấu bởi nó cũng chẳng làm hại ai. Thế nhưng, đối với một quốc gia, ngôn ngữ mang tính dân tộc, là đặc trưng của riêng quốc gia đó. Và Tiếng Việt cũng không ngoại lệ. Cho nên, việc sai chính là điều không nên.

Sai chính tả là một cách gián tiếp phá hoại sự trong sáng của Tiếng Việt. Nó làm đảo lộn hoàn toàn hệ thống ngôn ngữ chính thống khiến cho thế hệ sau này dễ bị tác động. Và từ đó, nó hình thành thói quen nói sai, viết sai cho trẻ em.

Dẫu biết phát âm sai chính tả là do đặc trưng của từng vùng miền. Đối với vùng miền đó thì họ sẽ cảm thấy việc nói như thế có sự gần gũi, thân thuộc hơn. Nhưng đối với sự giao lưu giữa các vùng miền thì có thể sẽ gặp một số khó khăn. Chúng ta không thể sử dụng ngôn ngữ của địa phương mình để đi nói chuyện với người ở nơi khác. Vì như thế họ sẽ không thể hiểu được. Chính vì thế, phát âm chuẩn phổ thông là điều tất yếu mà mỗi người phải làm được.

Như vậy, Wikikienthuc.com vừa giải quyết vấn đề trêu hay chêu. Hy vọng với những thông tin bổ ích đó, bạn đã biết mình nên sử dụng từ nào rồi đúng không? Hãy học những quy tắc chính tả về 2 âm “ ch – tr” để tránh sự nhầm lẫn về chính tả nhé. Đây là việc làm hết sức quan trọng đối với việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.