Tham Quan hay Thăm Quan? Từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt? Update 04/2024

Tiếng Việt muôn màu muôn vẻ với hàng nghìn từ có cách viết gần giống nhau chỉ khác nhau dấu câu. Điểm này vừa tạo nên sự phong phú cho Tiếng Việt. Nhưng cũng làm cho không ít người dễ nhầm lẫn.

Đặc biệt hai từ tham quan hay thăm quan đã và đang làm khó rất nhiều người. Sử dụng sai từ ngữ trong giao tiếp cũng như khi viết giấy tờ, tài liệu mang lại rắc rối không nên có. Vậy theo chính tả tiếng Việt thì từ “Tham quan hay Thăm quan” mới chính xác? Thì xin mời các bạn hãy cùng Wikikienthuc chúng ta cùng phân tích và đưa ra kết luận ngay dưới đây.

Tham quan hay thăm quan mới chính xác?

Trước khi đi tìm hiểu nên chọn tham quan hay thăm quan? Chúng ta sẽ nhìn nhận khái quát về thực trạng sử dụng từ hằng ngày. Căn cứ vào Google, bạn có thể tìm thấy nhiều kết quả khác nhau khi tìm kiếm với từ khóa “tham quan” hay “thăm quan”.

Cụ thế, nếu như tra “tham quan”, bạn sẽ nhận về 237 triệu kết quả. Còn nếu tra “ thăm quan” sẽ nhận về 90 triệu kết quả. Tuy rằng có sự chênh lệch lớn nhưng điều này vẫn chỉ ra rằng còn có rất nhiều nhiều chưa phân biệt được.

Chưa kể ngoài google, bạn còn tìm thấy nhiều minh chứng khác nói về tình trạng sai lỗi chính tả. Trên các trang mạng xã hội hay giao tiếp đời thường không khó để bắt gặp nhiều trường hợp như thế. Như vậy, việc tìm hiểu kỹ nghĩa của từ và chọn ra được tham quan hay thăm quan đang rất cần thiết?

Tuy nhiên theo các nghiên cứu cũng như ngữ pháp và chính tả Tiếng Việt. Thì từ tham quan mới chính xác và có ý nghĩa trong ngữ cảnh là đi tận nơi để quan sát, mở rộng hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm.

Tìm hiểu và phân biệt nghĩa tham quan hay thăm quan

Muốn đưa ra kết quả chọn tham quan hay thăm quan có căn cứ. Bạn cần phân lập từ ngữ và soi chiếu vào các từ điển. Lưu ý nên chọn loại từ điển chính thống của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ để đảm bảo tính chính xác nhất nhé.

Phân tích ý nghĩa của từ tham quan và thăm quan.

1. Từ tham quan có nghĩa là gì?

Nghĩa của từ “tham” là gì?

Trước hết hãy phân tích các nghĩa của từ “tham, quan” theo như từ điển để xác định rõ thành phần nghĩa. Từ “tham” theo từ điển là từ gốc Hán và cũng là động từ chỉ hoạt động “góp vào, tham gia, gia nhập vào” một nơi, địa điểm hay tổ chức nào đó. Từ tham với ý nghĩa này được tìm thấy trong nhiều từ Hán Việt như tham gia, tham khảo.

Ngoài ra, từ “tham” còn có ý nghĩa là “ăn của đút lót, ham thích tiền bạc”. (Theo từ điển Nguyễn Quốc Chánh). Hoặc còn có nghĩa làm ham muốn một thứ gì đó quá lớn. (Theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng). Tuy nhiên xét về bài viết về tham quan hay thăm quan. Chúng ta sẽ không bàn đến nghĩa tham lam này mà sẽ căn cứ vào nghĩa đầu tiên.

Nghĩa của từ “quan” là gì?

Tiếp theo sẽ xét tới nghĩa của từ “quan” vẫn lấy các căn cứ tiêu chuẩn được ghi chép rõ trong từ điển. Cụ thể từ điển Trần Quốc Chánh có lưu rằng quan là động từ (gốc Hán Việt) chỉ ý nghĩa “xem xét, quan sát, theo dõi,… một cái gì đó”. Từ “quan” dùng với nghĩa này được tìm thấy ở nhiều thể loại từ khác như: quan sát.

Giống như từ “tham”, từ “quan” cũng có nhiều nghĩa khác như: một chức quan, cái mũ – nón của quan. Những mối quan hệ (quan ải), áo quan (dành cho người chết)… Tuy nhiên xét dùng tham quan hay thăm quan chỉ xét với nghĩa đầu tiên là “nhìn, xem xét” mà thôi.

Như vậy, kết hợp hai yếu tố “tham, quan” như trên chúng ta sẽ có được ý nghĩa bao quát. Theo như từ điển tham quan có nghĩa là xem xét, đối chiếu, du lãm một địa điểm nào đó. Từ này được dùng trong các trường hợp cụ thể như: “Chúng tôi đi tham quan viện bảo tàng”. “Tôi đã từng tham quan địa đạo Củ Chi. Như vậy có thể khẳng định rằng tham quan là từ hoàn toàn có nghĩa và đúng chính tả.

2. Từ thăm quan có nghĩa là gì?

Từ “thăm” có nghĩa là gì?

Không giống như từ “tham” ở trên có nguồn gốc Hán. từ “thăm” lại xuất phát từ chữ Nôm (có nghĩa là từ thuần Việt. Căn cứ vào các cuốn từ điển nổi tiếng (Từ điển Trần Văn Kiệm, từ điển Viện Hán Nôm, từ điển Hồ Lê). Từ “thăm” có nghĩa là đi đến một địa điểm nào đó để hỏi han, viếng, gặp gỡ và bày tỏ sự quan tâm.

Từ “thăm” thường đứng độc lập và dùng vào các ngữ cảnh như “Ngày mai tôi đi Hà Nội thăm bác Ba. Bác ấy bị ốm nặng”. Hoặc “Lớp chúng tôi tổ chức về thăm trường xưa nhân ngày thành lập trường”.

Từ “quan” có ý nghĩa gì?

Như đã nói ở trên, khi xét nghĩa tham quan hay thăm quan. Chúng ta chỉ xét duy nhất một nghĩa của từ “quan”. Đó là hành động “quan sát, nhìn, xem xét” một nơi, người, sự vật nào đó. Đây không phải là từ thuần Việt mà mang gốc Hán.

Như đã biết trong quy tắc Tiếng Việt, chỉ có hai từ thuần Việt đứng chung hoặc hai từ gốc Hán cấu tạo từ. Không có trường hợp sử dụng 1 từ thuần Việt + 1 từ Hán Việt. Như vậy có thể khẳng định rằng thăm quan không xuất hiện trong bất cứ từ điển nào. Không phù hợp với quy tắc Tiếng Việt. Đương nhiên đây cũng là từ sai chính tả 100%.

Tổng kết

Như vậy, dựa vào căn cứ trên, bạn có thể chọn tham quan hay thăm quan rồi đúng không nào? Chắn chắn từ “thăm quan” là từ đúng cần sử dụng trong giao tiếp cũng như khi ghi chép các loại giấy tờ, tài liệu.