Stakeholder là gì? Vai trò của Stakeholder trong dự án của doanh nghiệp Update 04/2024

Stakeholder là gì? Và có vai trò như thế nào trong các dự án của doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cũng trang bị thêm những kiến thức bổ ích trong công việc.

Stakeholder là gì?

Stakeholder được hiểu theo một cách đơn giản nhất là một cá nhân, một tổ chức. Một nhóm người đặt kỳ vọng vào sự thành công của dự án nào đó.

Stakeholder bao gồm các thành phần như sau: Các nhân viên trong công ty, khách hàng, các nhà đầu tư ngoài công ty hoặc một số các cơ quan quản lý…

Stakeholder là gì?

Yếu tố quyết định được dự án có thành công hay không, phụ thuộc vào việc xác định được đúng Stakeholder. Vì vậy trước khi bắt đầu các doanh nghiệp. Nên lựa chọn thật kỹ các Stakeholder để tham gia vào dự án của mình.

Stakeholder có vai trò như thế nào?

Phụ thuộc vào chức danh của Stakeholder là gì? Thì sẽ có vai trò tương đương trong dự án đó. Và sự tham gia của các Stakeholder sẽ quyết định được dự án đó có thành công hay không. Nếu không thì các doanh nghiệp rất khó để duy trì hoạt động và phát triển.

Vai trò của Stakeholder trong dự án doanh nghiệp.

Trong một dự án sẽ chia ra nhiều mảng khác nhau như: Người đầu tư tài chính, người quản lý dự án trực tiếp và người đưa ra các quyết định. Các giai đoạn thực hiện dự án rất cần đến sự hợp tác của các Stakeholder. Giúp hạn chế tối đa các rủi ro, tiết kiệm được thời gian tiền bạc, và mang lại hiệu quả cao.

Có bao nhiêu loại Stakeholder?

Lựa heo đặc điểm, tính chất của từng dự án mà sẽ có các loại Stakeholder khác nhau. Trong đó có 2 loại chính, cụ thể là:

1. Stakeholder chính

Đây là loại Stakeholder bao gồm các chủ đầu tư, cổ đông, khách hàng, nhà cung cấp, người lao động… Những Stakeholder này quyết định đến 80% sự thành bại của dự án.

2. Stakeholder thứ yếu

Loại Stakeholder này có ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Bao gồm các tổ chức như: Chính Phủ, các tổ chức quan trọng, các hiệp hội, cộng đồng…

Nếu muốn dự án được thành công, đạt hiệu quả cao thì các chủ doanh nghiệp cần phải xác định loại Stakeholder tham gia ngay khi bắt đầu. Bên cạnh đó các góp ý của các Stakeholder cũng giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Đặc điểm của Stakeholder bên ngoài và trong nội bộ

Bên cạnh Stakeholder chính và thứ yếu, còn có Stakeholder bên ngoài và trong nội bộ. Phân tích cụ thể như sau:

1. Stakeholder nội bộ

Stakeholder nội bộ là các đơn vị có cổ phần và vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Sự thành công của dự án sẽ mang lại lợi ích cho các đơn vị đó.

Ví dụ: Một đơn vị đầu tư hơn 10 triệu vào một dự án kinh doanh quần áo vừa được thành lập, và nhận về 10% cổ phần. Đồng nghĩa với việc đơn vị đầu tư sẽ là một Stakeholder nội bộ của doanh nghiệp đó. Lợi nhuận nhà đầu tư thu về phụ thuộc vào hiệu suất của doanh nghiệp.

2. Stakeholder bên ngoài

Stakeholder bên ngoài bao gồm những cá thể không có sự liên kết trực tiếp với tranh nghiệp. Các Stakeholder là các cá nhân, tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của các doanh nghiệp khác.

Ví dụ: Một nhà máy xử lý rác thải xả khói ra ngoài môi trường vượt quá ngưỡng cho phép. Khi đó những người dân ở xung quanh khu vực nhà máy được gọi là những Stakeholder bên ngoài. Bởi vì họ phải chịu ảnh hưởng ô nhiễm từ nhà máy thải ra trong quá trình hoạt động.

Stakeholder bên ngoài tuy không có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp sản xuất. Nhưng sẽ ảnh hưởng gián tiếp. Vì khi ảnh hưởng đến Stakeholder bên ngoài, thì chính phủ sẽ can thiệp vào để thay đổi các chính sách buộc doanh nghiệp phải làm theo. Điều này sẽ làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều gián đoạn.

Tại sao sự thành công của dự án phải dựa vào Stakeholder?

Như đã được phân tích ở trên, Stakeholder là nền móng cho sự thành công của một dự án. Các kế hoạch thực hiện, yếu tố cung cấp nhu cầu cho đầu vào, giải quyết đầu ra… Là những mắt xích vô cùng quan trọng liên kết với nhau giúp cho quá trình thực hiện dự án được hoàn thiện.

Stakeholder giúp quyết định dự án có thành công hay không.

Có được một nhóm Stakeholder có nguồn lực mạnh. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ thành công của dự án là rất cao. Một yếu tố chính để duy trì hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào. Đó là nguồn lực tài chính, nó sẽ giúp nuôi dưỡng và làm đòn bẩy giúp cho dự án của doanh nghiệp thành công.

Nếu thực hiện đơn phương một mình, tỷ lệ thành công là có nhưng mà chiếm rất ít. Vì vậy khi có ý tưởng lên kế hoạch thực hiện một dự án nào đó. Bạn hãy kêu gọi các Stakeholder hợp tác lại với nhau. Vì khi có khó khăn phát sinh thì một đội ngũ giải quyết sẽ hiệu quả hơn là bạn làm một mình.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã hiểu rõ hơn về Stakeholder là gì? Và tầm quan trọng của các Stakeholder. Chúc các bạn có thêm những kiến thức kinh doanh thật là bổ ích nhất.