Signature là gì? Có những loại chữ ký phổ biến nào hiện nay? Update 12/2024

Tiếng Anh là một ngôn ngữ thông dụng mà hầu hết chúng ta đều cần được củng cố dù ở lứa tuổi nào hay thuộc ngành nghề gì.

Có một cách học nhanh nhất chính là người ta sẽ lựa chọn những từ họ thường tiếp xúc. Để nhớ lâu hơn những từ mới tiếng Anh mình vừa biết được. Đối với những nhân viên văn phòng chắc sẽ học những từ có liên quan đến công việc của mình như văn bản, giấy tờ, chữ ký….

Vậy Signature là gì? Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của nó và các loại chữ ký đang ban hành hiện nay qua bài viết dưới đây.

Signature là gì?

Signature là từ tiếng Anh có nghĩa là “chữ ký”. Thông thường trong một văn bản Tiếng Anh vào phần cuối của văn bản người ta sẽ dành một khoảng trống để sử dụng cho “Signature”. Đó chính là khoảng để người ta ký xác nhận vào đó chứng thực họ đồng ý hoặc họ chính là người ban hành văn bản đó.

Chữ ký là một chữ được viết bằng tay theo style riêng của từng người. Nhằm mô tả một cái tên, nickname hoặc thậm chí là đánh dấu một người như một bằng chứng nhận dạng.

Signature là gì

Chữ ký của người nào chỉ duy nhất người đó mới thực hiện được và không thể thay thế cũng như sao chép được.. Chữ ký thường được sử dụng để ký kết các văn bản, hợp đồng, phê duyệt… bằng giấy. Người ký khi đã chấp nhận ký lên văn bản đồng nghĩa với việc đồng thuận với những điều khoản, quy định mà văn bản đó đưa ra. Đây được xem là bằng chứng về sự thỏa thuận của 2 bên và có thể được pháp luật đảm bảo.

Ngoài chữ ký trên giấy được chia thành chữ ký nháy và chữ ký chính thức. Ngoài ra còn có chữ ký điện tử được dùng trong thư điện tử và có hiệu lực như chữ ký gốc của người ký.

Chữ ký nháy và chữ ký chính thức

Trong các văn bản người ký có thể sử dụng chữ ký nháy hoặc chữ ký chính thức. Tùy vào nội dung của văn bản đã quy định. Vậy 2 loại chữ cái này có khác gì nhau?

1. Chữ ký nháy

Chữ ký nháy là chữ ký ở cuối dòng văn bản hoặc cuối đoạn văn bản. Một số chữ ký nháy cũng có thể nằm ở cuối cùng của văn bản hoặc cuối mỗi trang của văn bản. Người ký nháy không cần ký đầy đủ chữ ký của mình như chữ ký thông thường. Nhưng phải ký vắn tắt chữ ký theo những vị trí đã được yêu cầu.

Chữ ký nháy có 3 loại:

  • Chữ ký nháy nằm ở từng trang của văn bản. Chữ ký này nhằm xác nhận tính liền mạch của văn bản. Chữ ký nháy dưới từng trang có công dụng tương tự như việc đóng dấu giáp lai. Việc này sẽ tránh được việc bị đối tượng xấu đánh tráo hoặc thêm bớt nội dung trong văn bản.
  • Chữ ký chốt nội dung ở dòng nội dung cuối cùng của văn bản. Chữ ký này thường sẽ do người soạn thảo văn bản ký để chịu trách nhiệm với nội dung bản thảo của mình.
  • Chữ ký nháy tại phần chức danh người có thẩm quyền hoặc nơi nhận.

Hiện nay chữ ký nháy chưa được quy định chính thống về thể thức cũng như hiệu lực ở văn bản pháp luật nào. Vì thế chữ ký nháy có giá trị xác nhận cá nhân cán bộ nào soạn thảo hoặc rà soát văn bản đó.

Người ký nháy trong văn bản đó không phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Vì người phải chịu trách nhiệm cho văn bản đó là người có chữ ký chính thức tại văn bản.

Chữ ký nháy và chữ ký chính thức là gì?

2. Chữ ký chính thức

Chữ ký chính thức có giá trị xác nhận nội dung của toàn bộ văn bản. Chữ ký chính thức do người có thẩm quyền ban hành ra văn bản ký. Ở bên dưới dòng có ghi chức danh người ký.

Chữ ký chính thức có thể được đóng dấu hoặc ở một số trường hợp không nhất thiết phải đóng dấu. Chữ ký chính thức phải được ghi cụ thể họ tên người đã ký.

Chữ ký số là gì? Công dụng của chữ ký số

Ngoài “Signature” còn có một từ khác cũng mang nghĩa là chữ ký. Đó chính là Token, nhưng đây lại có nghĩa là chữ ký số.

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.

Digital Signature hay còn gọi là chữ ký số

Nói một cách đơn giản hơn, chữ ký số là một thiết bị được mã hóa tất cả các dữ liệu, thông tin của một doanh nghiệp. Dùng thay cho chữ ký trên các văn bản và tài liệu số thực hiện đối với các giao dịch điện tử thông qua mạng mà không sử dụng văn bản bằng giấy.

Các thông tin của doanh nghiệp mà chữ ký số mã hóa bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp: tên công ty, mã số thuế,…
  • Số hiệu của chứng thư số
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số
  • Chữ ký số của tổ chức đã chứng thực chữ ký số cho doanh nghiệp
  • Các thư hạn chế về mục đích cũng như phạm vi sử dụng của chứng thư số và chữ ký số
  • Các nội dung khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Chữ ký số được dùng để kê khai khi nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan qua điện tử. Giao dịch chứng khoán điện tử hay bất kỳ giao dịch nào thông qua mạng internet… Mà doanh nghiệp không cần in các tờ kê, đóng dấu vào đó.

Ngoài ra chữ ký số còn dùng để ký các hợp đồng với các đối tác bằng điện tử mà không cần gặp nhau hay sử dụng hợp đồng bằng giấy.

Chữ ký số là thiết bị đảm bảo tốt, an toàn và chính xác cho dữ liệu. Là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm khi đã ký các nội dung khác. Giúp cá nhân yên tâm khi thực hiện các giao dịch điện tử.

Trên đây là những thông tin về “Signature” theo nghĩa tiếng Việt là chữ ký mà bạn cần biết. Hãy ghi nhớ những quy định khi ký tên cũng như kiểm tra văn bản trước khi ký để tránh những sai sót không đáng có khi ký nhé.