Mã vạch là gì? Các loại mã vạch hiện có và cách đăng ký như thế nào? Update 01/2025

Hiện nay trên thị trường tiêu dùng ở nước ta có vô vàn sản phẩm trong nước và cả nước ngoài được nhập khẩu. Để quản lý và nắm rõ nguồn gốc xuất xứ của từng loại hàng hóa thông thường các doanh nghiệp đều sẽ áp dụng đến mã vạch.

Vậy mã vạch là gì, ý nghĩa của nó ra sao và doanh nghiệp cần làm những điều gì để có được mã vạch riêng cho mình? Tất cả nội dung này sẽ được chúng tôi phân tích cụ thể ở bài viết dưới đây.

Mã vạch là gì?

Mã vạch là một loại phương thức lưu trữ, truyền tải các thông tin bằng một số ký hiệu riêng biệt bằng số hoặc chữ số. Mã vạch bao gồm một tổ hợp những vạch thẳng và khoảng trắng dùng để biểu thị những ký hiệu, con số và cả mẫu tự của hàng hóa.

Mã vạch là gì?

Mã vạch của hàng hóa có độ rộng của các vạch và khoảng trắng khác nhau. Dùng để hiển thị thông tin số hay chữ số dưới dạng thông tin mà các máy đọc mã vạch có thể đọc được. Cách để người tiêu dùng biết được thông tin về sản phẩm là hàng chữ số phía bên dưới mã vạch. Từ hàng chữ số này sẽ cho chúng ta biết được sản phẩm có xuất xứ từ đâu.

Nếu muốn mã hóa được mã vạch người ta cần dùng đến máy quét mã vạch. Và các thiết bị hỗ trợ như máy tính để chuyển thông tin từ máy quét mã vạch đến máy tính để xử lý thông tin.

Ý nghĩa của các loại mã vạch

Nhờ mã vạch chúng ta sẽ biết được nguồn gốc của sản phẩm đó. Mỗi quốc gia sẽ có những quy định về mã vạch khác nhau. Nên người tiêu dùng sẽ dựa vào hàng số phía dưới để xác định xuất xứ của hàng hóa đó.

Mã vạch được chia thành 2 phần: phần mã số để người bình thường nhận biết và phần mã vạch dùng để máy quét và được mã hóa từ máy tính.

Trên thế giới có khá nhiều loại mã vạch dựa vào dung lượng thông tin hay các dạng thông tin đã được mã hóa cũng như mục đích sử dụng. Một số mã vạch được áp dụng phổ biến như: UPC, EAN, Code 128 hoặc 39, Interleaved 2 of 5 và Codabar.

1. Mã vạch UPC

Đối với những loại hàng hóa là thực phẩm thường áp dụng mã vạch UPC để các sản phẩm không bị trùng lặp nhau.

Trong mã vạch UPC có 2 phần: phần số dành cho người tiêu dùng và phần mã vạch dùng máy quét. UPC có 12 ký số nhưng không bao gồm các ký tự và chúng có các ý nghĩa như sau:

  • Ký số 1: thông thường sẽ là số 0, mục này sẽ có 7 số để chỉ rõ ý nghĩa và chủng loại của các sản phẩm như: các số 0, 6, 7 cho tất cả các loại hàng hóa của nhà sản xuất; số 2 cho các thực phẩm thịt và các loại nông sản; số 3 các loại thuốc và những sản phẩm thuộc y tế; số 4 người bán lẻ; số 5 phiếu nhận hàng hóa.
  • Ký số 2: phần này dành cho người bán bao gồm mã doanh nghiệp hoặc của nhà sản xuất.
  • Năm ký số tiếp: phần này người bạn sẽ tự đánh số để nhận biết hàng hóa của mình.

2. Mã vạch EAN

Hiện nay, hầu hết các hàng hóa được nhập khẩu về nước ta đều áp dụng loại mã vạch EAN và thông dụng là EAN 13.

Quy định về mã vạch EAN 13

Trên mã vạch EAN này sẽ có 13 số phía dưới mã vạch và được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm 1: Ba số đầu tính từ trái sang phải thể hiện mã vùng của từng quốc gia
  • Nhóm 2: Bốn chữ số tiếp theo là mã số của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó
  • Nhóm 3: Năm chữ số kế tiếp là mã số của mặt hàng đó
  • Nhóm 4: Những số còn lại ở bên phải là những số về việc kiểm tra các thông tin của sản phẩm.

3. Mã vạch Code 39

Loại mã vạch này không giới hạn ký tự, con số trong dãy số nên có thể lưu trữ nhiều thông tin của sản phẩm ngay trên mã vạch. Trong bộ ký tự của mã vạch bao gồm các ký số từ 0-9, các chữ viết hoa và 7 ký tự đặc biệt của từng ngành khác khác nhau.

4. Mã vạch interleaved 2 of 5

Loại mã vạch này chỉ có thể mã hóa các ký số chứ không thể mã hóa các ký tự. Nó có độ dài không có định nhưng không lưu trữ được nhiều thông tin như code 39.

5. Mã vạch Codabar

Mã vạch Codabar phổ biến là loại mã 2 chiều hay còn được gọi 2D. Loại mã vạch này thường được sử dụng ở những món hàng có kích thước nhỏ và có thể quét mã từ xa.

Doanh nghiệp đăng ký mã vạch như thế nào?

Để quản lý cũng như phân phối được các sản phẩm, hàng hóa cũng như nguồn gốc, xuất xứ của chúng. Thì yêu cầu mỗi doanh nghiệp, nhà sản xuất cần đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình.

Ở nước ta, nếu doanh nghiệp đăng ký mã số, mã vạch của riêng mình để gắn lên các sản phẩm cần liên hệ với Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

Đây là đơn vị đại diện cho EAN-VN nên đơn vị này sẽ phụ trách quản lý và phân phối cho các đơn vị hợp pháp để cấp trực tiếp cho những doanh nghiệp đăng ký mã vạch.

Cách đăng ký mã vạch!

Mã vạch quy định tại nước ta theo mã vùng là 893 nên thông thường những con số đầu của mã vạch cho những sản phẩm trong nước sẽ là những số đó.

Ngoài những quy định cơ bản dành cho các doanh nghiệp muốn đăng ký mã vạch nêu trên. Thì một số sản phẩm trong danh sách ngoại lệ sẽ có độ dài mã vạch khác nhau.

Tổng kết

Trên đây là những nội dung về mã vạch mà mỗi doanh nghiệp cần nắm rõ để thuận tiện cho việc đăng ký mã vạch sắp tới.

Đây là việc làm cần thiết để quản lý sản phẩm, hàng hóa của mình. Nên bạn cần tìm hiểu thật kỹ mã vạch quy định cho từng sản phẩm để đăng ký chính xác nhé.