M&A là gì? Điểm danh các thương vụ M&A đình đám một thời Update 04/2024

M&A là gì? Trong thời gian vừa qua, thương trường Việt Nam chứng kiến hàng loạt các thương vụ M&A đình đám. Bạn có biết đó là những vụ nào không?

Nếu bạn cũng đang thắc mắc M&A là gì thì ngay sau đây. Xin mời các bạn hãy cùng Wikikienthuc điểm danh lại những thương vụ M&A khiến thị trường đứng ngồi không yên ngay sau đây.

M&A là gì?

Nhắc đến M&A thì có lẽ còn rất nhiều người thắc mắc M&A là gì? Đây là viết tắt của 2 cụm Mergers (sáp nhập) và từ Acquisitions (mua lại). Do đó, bạn có thể hiểu M&A chính là một hoạt động giành lấy quyền kiểm soát một doanh nghiệp nào đó thông qua hoạt động mua lại hoặc sáp nhập.

M&A là gì?

Mục đích của việc này không chỉ đơn giản là việc sở hữu cổ phần. Mà còn vì nhiều nguyên nhân khác như tham gia, quyết định vấn đề quan trọng hoặc tác động đến hoạt động kinh doanh. Quản trị của công ty, doanh nghiệp bị mua lại/sáp nhập.

Từ Mergers (sáp nhập): chỉ sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô để cho ra đời một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn cùng tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ những tài sản, lợi ích chung của doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ về tay bên doanh nghiệp sáp nhập.

Từ Acquisitions (mua lại): chỉ hình thức một công ty hay doanh nghiệp lớn mua lại doanh nghiệp nhỏ hơn, yếu hơn và vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ.

Các thương vụ M&A đình đám tại Việt Nam

Bạn có biết những thương vụ M&A nổi tiếng nào ở Việt Nam không? Nếu tìm hiểu M&A là gì thì không thể bỏ qua các thương vụ M&A nổi tiếng này.

1. Central Group mua lại BigC

  • Giá trị: 1140 triệu USD
  • Tỉ lệ: 100%

Cuối tháng 4/2016, tập đoàn Central Group của Thái Lan đã mua lại BigC từ tập đoàn Casino của Pháp với giá hơn 1 tỷ USD.

Thông tin này khiến rất nhiều người bàng hoàng. Điều đáng nói ở đây là doanh nghiệp Thái Lan này chỉ có chưa đầy 2 tháng để tham gia vào thương vụ nhưng họ đã đánh bại được hàng loạt các ông lớn khác như Berli Jucker, Lotte Group, Aeon…

Trước khi có thương vụ trên, Central Group đã sở hữu 49% cổ phần của Nguyễn Kim – hệ thống bán lẻ điện máy hàng đầu tại Việt Nam. Central Group sở hữu 4 trung tâm thương mại, 30 cửa hàng thời trang, 27 cửa hàng đồ thể thao, 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 khách sạn, 1 kênh thương mại điện tử và 13 siêu thị Lan Chi.

2. Singha bắt tay với Masan

  • Giá trị: 1100 triệu USD
  • Tỉ lệ: 25% và 33.3%

Cuối năm 2015, Masan chính thức công bố một thương vụ có giá 1,1 tỷ USD với Singha của Thái Lan. Cụ thể, Singha đã dùng 1,05 tỷ USD để sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holding. Và 50 triệu USD để sở hữu 33,3% cổ phần Masan Brewery.

Đây là một thương vụ mấu chốt để có thể thực hiện chiến lược chung của cả hai doanh nghiệp trên. Sau thương vụ, sản phẩm của tập đoàn Masan hiện diện trong bếp của người Thái và đồ uống của Singha Asia sẽ được xuất hiện tại phòng khách của người Việt.

Được biết, Singha Asia là một công ty thành viên thuộc tập đoàn Boon Brewery – hãng bia lớn nhất Thái Lan (thành lập năm 1933). Người sở hữu tập đoàn này là tỷ phú Santi Bhirombhakdi – người giàu thứ 7 Thái Lan.

Các thương vụ M&A nổi tiếng 1 thời.

3. TCC Holdings mua lại Metro

  • Giá trị: 711 triệu USD
  • Tỉ lệ: 100%

Thêm một thương vụ có sự góp mặt của người Thái là sự kiện TCC Holdings mua lại Metro với giá 711 triệu USD vào tháng 1/2016. Trước đó, Metro Việt Nam có 19 siêu thị với mức kinh doanh rất khả quan.

Đây là một trong những đối thủ hàng đầu của BigC hay Saigon Coop. Do đó, thương vụ này đã thu hút rất nhiều người quan tâm.

Ngoài việc sở hữu hệ thống siêu thị trên thì TCC Holdings còn có hàng loạt các hoạt động đầu tư tại Việt Nam như sở hữu 65% cổ phần của Phú Thái Group. Là cổ đông nước ngoài lớn nhất của Vinamilk với 11% cổ phần, sở hữu 65% cổ phần khách sạn Melia Hà Nội.

4. Mirae Asset mua Keangnam Landmark Tower 72

  • Giá trị: 382 triệu USD
  • Tỉ lệ: 100%

Tháng 4 năm 2016, công ty chứng khoán của Hàn Quốc là Mirae Asset cùng với công ty đầu tư của Anh là AON BGN đã bắt tay để mua lại tòa Landmark 72 – nóc nhà của Hà Nội.

Được biết, Mirae Asset được thành lập vào năm 1997 với hoạt động chuyên cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm, chứng khoán tại Hàn Quốc, Ấn Độ, HongKong, Singapore, Anh, Việt Nam,…

Tại Việt Nam thì Mirae Asset đã chuyển nhượng 100% vốn tại công ty chứng khoán Mirae Asset Wealth Management vào tháng 5/2015. Mới đây, công ty này cũng được tăng vốn từ 300 tỷ lên 700 tỷ. Năm 2015, doanh thu của công ty đạt 38 tỷ đồng từ hoạt động chứng khoán, lợi nhuận sau thuế là 4,6 tỷ đồng.

Tổng kết

Trên đây là một số thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam. Ngoài những thương vụ trên thì còn rất nhiều thương vụ M&A khác, từ thương vụ lớn đến thương vụ nhỏ.

Đây là một trong những kết cục tất yếu của các doanh nghiệp, công ty nhỏ. Để có thể tồn tại trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Thì họ buộc phải lớn mạnh thật nhanh hoặc bị các con cá mập khác nuốt chửng.

Bài viết trên đã trả lời M&A là gì cũng như điểm danh các thương vụ M&A nổi tiếng tại Việt Nam thời gian qua. Nếu bạn quan tâm tới lĩnh vực này thì hãy tham khảo thêm các thương vụ M&A khác nhé.