Lũy kế là gì? Công thức tính và lũy kế giá trị thanh toán Update 12/2024

Lũy kế là thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên lũy kế là gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây, Wikikienthuc.com sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm cũng như cách tính lũy kế.

Nếu muốn làm chủ tài chính cũng như nguồn thu nhập của mình một cách hiệu quả nhất. Bạn nên tìm hiểu kỹ vấn đề này nhé.

Lũy kế là gì và cách tính lũy kế như thế nào?

Để quản lý tài chính tốt thì bạn cần nắm vững rất nhiều thuật ngữ trong kinh doanh. Một trong những thuật ngữ quan trọng đó là “lũy kế”. Vậy lũy kế là gì? Cách tính ra sao? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

1. Lũy kế là gì?

Lũy kế là thuật ngữ được giới kinh doanh sử dụng rất nhiều. Từ ngữ này tập trung chủ yếu vào các khoản nợ của doanh nghiệp và các chi phí phải bỏ ra. “Lũy kế” còn gọi là “Commulative”. Đây là số liệu được tổng hợp trước đó. Số liệu này sẽ được sử dụng để tính toán trong phần hạch toán tiếp theo. Hiểu một cách đơn giản, lũy kế là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau.

Lũy kế là gì?

Chẳng hạn nếu số nợ tháng trước của công ty bạn là 4 triệu đồng. Số nợ tháng sau là 1 triệu đồng. Như vậy, cả 2 tháng công ty bạn nợ tổng cộng là 5 triệu đồng. Số nợ của tháng trước được đem vào cộng dồn và được gọi là lũy kế của tháng sau. Như vậy, số liệu của tháng trước được dùng để hạch toán về sau.

2. Cách tính lũy kế

Cách tính lũy kế vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng công thức:

Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + lũy kế các tháng trước đó.

Ví dụ bạn sở hữu tài khoản chứng khoán với số vốn 25 triệu. Lợi nhuận các tháng thu được như sau:

  • Tháng 1: +2 triệu
  • Tháng 2: -3 triệu
  • Tháng 3: +4 triệu
  • Tháng 4: + 3 triệu
  • Tháng 5: – 1 triệu

Lũy kế cho các tháng là: (+2) + (-3) + (+4) + (+3) + (-1) = 5 triệu. Có nghĩa lợi nhuận được 2 triệu.

Lũy kế giá trị thanh toán

Ở phần trên, bạn đã hiểu lũy kế là gì.  Vậy lũy kế giá trị thanh toán được hiểu như thế nào? Lũy kế giá trị thanh toán gồm có LKTT khối lượng hoàn thành và LKTT tạm ứng.

Về khấu hao lũy kế

Khấu hao nói chung có nghĩa là sự thu hồi dần giá trị tài sản đã đầu tư. Thường là giá trị tài sản cố định. Khái niệm khấu hao lũy kế có sự khác biệt. Thuật ngữ này được hiểu là tổng khấu hao của nhiều năm cộng lại.

1. Lỗ lũy kế

Lỗ lũy kế cũng là thuật ngữ rất phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh mà bạn nên tìm hiểu.

Hiểu đơn giản thì lỗ lũy kế đó chính là sự suy giảm về tài sản. Bạn có thể hiểu là giá trị thu hồi thực tế của tài sản ít hơn giá trị trên sổ sách. Lúc này chúng ta phải ghi nhận một khoản lỗ lũy kế. Để dễ hình dung, bạn hãy tham khảo ví dụ dưới đây:

Một công ty trang bị các thiết bị máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất. Họ tính thời gian khấu hao tài sản này là 7 năm. Tuy nhiên tài sản khấu hao đã hết hạn sử dụng vào năm thứ 6.

Như vậy, trong quá trình sử dụng, các thiết bị máy móc này đã hao mòn nhanh hơn cách mà công ty này tính khấu hao. Và chúng ta thấy xuất hiện một khoản lỗ lũy kế.

Ví dụ về lỗ lũy kế trong thị trường chứng khoán.

2. Cách tính lỗ lũy kế

Và để tính được lỗ lũy kế thì chúng ta sẽ áp dụng công thức sau đây:

Lỗ lũy kế = Giá trị trên sổ của CGU – giá trị thu hồi của CGU

Trong đó: CGU là ký hiệu của khối đơn vị sinh ta tiền.

3. Hạch toán các khoản lỗ lũy kế như thế nào?

Lũy kế được xác định tùy thuộc vào từng mô hình

  • Với mô hình giá gốc: Nợ được tính bằng chi phí của lỗ lũy kế được tính bằng lỗ hoặc lãi dựa trên số tài sản đó.
  • Với mô hình thực thi: Nợ được tính bằng thặng dư được đánh giá lại. Đó cũng có thể là nguồn vốn trên tài sản có. Tuy nhiên cần lưu ý đến chi phí khấu hao khi tính.

4. Các trường hợp có thể đảo ngược lỗ lũy kế

Trên thực tế, lỗ lũy kế có thể được đảo ngược trong một số trường hợp. Đó là khi một số chỉ số làm lỗ lũy kế giảm và nhập về lỗ lũy kế. Tuy nhiên cần chú ý khi đảo ngược các khoản lỗ lũy kế. Đó là cần thay đổi chi phí khấu hao cho kỳ sau. Bên cạnh đó cần chú ý lỗ lũy kế không thể được đảo ngược ở lợi thế thương mại.

Như vậy, với bài viết này Wikikienthuc.com đã giúp các bạn hiểu lũy kế là gì? Đồng thời chia sẻ những kiến thức quan trọng về cách tính lũy kế, lũy kế giá trị thanh toán, lỗ lũy kế, khấu hao lũy kế…

Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn quản lý tài chính một cách hiệu quả nhất trong kinh doanh. Đồng thời hoạch định được công việc kinh doanh có lãi không. Chúc các bạn luôn thành công!