Hiệp định FTA là gì? Nội dung và các nguyên tắc trong FTA Update 01/2025

Đối với nhiều người FTA rất lại lẫm và không hiểu gì về FTA? Nhưng đây là một thuật ngữ đóng một vai trò quan trọng cho một quốc gia và cả chính trị kinh tế của thế giới.

Vậy FTA là gì? Quy tắc hoạt động của nó như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!

Tổng quan về FTA là gì?

Có rất nhiều cách hiểu và phân loại về FTA sau đây là một trong số cách hiểu và phân chia phổ biến nhất:

1. Fta là gì?

FTA là từ viết tắt của cụm từ tiếng anh Free Trade Area. Dịch sang nghĩa Tiếng Việt của cụm từ đó là hiệp định thương mại tự do.

Là mục đích thương mại của hoạt động thương thảo giữa 2 hoặc nhiều quốc gia. Từ đây, đưa ra ký kết nhằm làm giảm hoặc xóa bỏ rào cản thương mại các nước tham gia. Một FTA được ký kết bao gồm các yếu tố quy định, quy tắc về xuất nhập khẩu.

Ví dụ như: Thuế, lệ phí, hạn ngạch,…. của các hàng hóa và dịch vụ có trong giao dịch FTA. Từ đó, mở rộng được thị trường và tiếp cận được kinh tế thương mại của nhau.

FTA là gì?

Hiện nay, mỗi một đất nước, tổ chức khác nhau lại có các định nghĩa fta riêng khác biệt. Chính vì vậy, tạo nên sự đa dạng về phát triển kinh tế, tăng trưởng riêng của các quốc gia, khu vực. Nhưng nhìn chung, FTA được hiểu chung là việc đi đến thỏa thuận giữa 2 hoặc nhiều quốc gia về việc tự do hóa thương mại.

Giúp cho một hay nhiều loại hàng hóa được tạo điều kiện giảm thuế xuất nhập khẩu. Từ đó, các loại mặt hàng này được trao đổi dễ dàng, nhanh chóng và số lượng trao đổi nhiều hơn.

Ngoài ra, với tình hình kinh tế hội nhập như hiện nay FTA còn có các hoạt động xúc tiến đi kèm. Ví dụ như: chuyển giao công nghệ, chuyển giao lao động, tự do hóa đầu tư,..

2. Phân loại FTA

Mỗi quốc gia có các cách lựa chọn tham gia FTA khác nhau phù hợp với mỗi nền kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào một số fta như sau:

FTA khu vực

Là loại thỏa thuận được ký kết bởi các quốc gia nằm trên cùng một khu vực. Ví dụ như: AFTA dành cho khu vực asean,….

FTA song phương

Là loại thỏa thuận được ký kết giữa 2 nước. Ví dụ như fta giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản,… mà không có sự can thiệp trong nội dung của bất kỳ một nước thứ ba nào khác.

FTA đa phương

Là loại thỏa thuận được ký kết bởi nhiều đất nước, đối tác. Đa phương tức là từ nhiều hướng và nhiều nơi, Hiện nay đang rất phát triển vào hình thức này.

FTA được thỏa thuận ký kết giữa một tổ chức và một nước

Ví dụ như fta được tổ chức Asean ký kết với các nước Việt Nam, Hàn Quốc,… Hay Liên minh Châu Âu Eu với Trung Quốc,…

Nội dung chính của FTA là gì?

Tuy FTA giữa các nước được định nghĩa khác nhau. Nhưng thông thường fta nào cũng bao gồm các nội dung chính sau đây:

Nội dung 1: Quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan

Theo nội dung này, mỗi quốc gia tham gia trong ký thỏa thuận FTA phải cam kết cắt giảm và xóa bỏ thuế. Cho các hàng hóa dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.

Nội dung 2: Quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan

Loại hàng hóa dịch vụ được đưa vào ký kết phụ thuộc và kết quả hoạt động đàm phán. Thông thường 90% thương mại được áp dụng chung cho các FTA. Có một số loại thuế nhạy cảm sẽ không được cắt giảm hoặc cắt giảm chậm hơn.

Nội dung của hiệp định thương mại tự do FTA.

Nội dung thứ 3: Quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu

FTA phải có phần mục nội dung quy định rõ ràng về lộ trình hay khoảng thời gian áp dụng cắt giảm thuế. Các FTA thường có thời gian kéo dài dưới 10 năm.

Nội dung thứ 4: Quy định về quy tắc xuất xứ

Là quy định hết sức quan quan trọng không thể thiếu trong FTA. Mỗi loại hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ có quy định về mức cắt giảm thuế khác nhau. Các mặt hàng được sản xuất trong nước tham gia thỏa thuận được nhận ưu đãi lớn hơn.

Các nguyên tắc trong FTA

Tất cả mọi sự ký kết hợp tác đều cần tuân thủ các nguyên tắc cần thiết. Các quốc gia và tổ chức tham gia đàm phán ký kết FTA cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

1. Đảm bảo sự công bằng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia

Suy xét một cách cẩn thận về tình hình kinh tế riêng của mỗi nước mà đưa ra các hoạt động thỏa thuận công bằng.

2. Tạo được cơ hội phát triển mới

Nắm bắt được swot các mặt thuận lợi khó khăn, cơ hội thách thức để đàm phán đạt hiệu quả cao nhất. Từ đó, làm tăng mặt hàng xuất nhập khẩu. Thu hút được các nguồn đầu tư nước ngoài khác.

Đây được xem là bước đệm và là nguồn thông tin cần thiết để cho các nước có thể dễ dàng cập nhật và nắm bắt thông tin. Từ đó đầu tư cùng nhau phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Trên là là những nội dung tìm hiểu tổng quan về FTA và các nội dung chính và nguyên tắc trong FTA. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về fta và hữu ích đối với bạn.