Enterprise là gì? Có bao nhiêu loại hình Enterprise hiện nay Update 04/2024

Ở một nền kinh tế của một quốc gia, Enterprise (doanh nghiệp) đóng vai trò rất quan trọng. Tạo nên bức tranh toàn cảnh về sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

Bài viết này sẽ làm bạn hiểu rõ hơn Enterprise là gì và có bao nhiêu loại hình Enterprise. Hãy cùng Wikikienthuc chúng ta cùng khám phá và tìm hiểu ngay sau đây.

Enterprise là gì?

Enterprise còn được gọi là doanh nghiệp được định nghĩa như sau: Là tổ chức kinh tế, có tên riêng và tài sản riêng, được chính quyền cấp giấy phép kinh doanh theo đúng quy định pháp luật. Có trụ sở giao dịch để thực hiện các hoạt động và kinh doanh.

Enterprise là gì?

Định nghĩa trên đã làm rõ câu hỏi Enterprise là gì theo cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Có bao nhiêu loại hình doanh nghiệp?

Các loại hình doanh nghiệp về cơ bản được phân loại theo các hình thức sau đây:

1. Phân loại doanh nghiệp dựa theo trách nhiệm pháp lý

Dựa trên Luật doanh nghiệp năm 2005 thì chúng ta có đến 5 lại hình doanh nghiệp khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng về pháp lý, khả năng huy động vốn, tổ chức khác nhau bao gồm:

a. Doanh nghiệp tư nhân

Là dạng doanh nghiệp được làm chủ bởi một cá nhân. Cá nhân đó chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản và tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Theo luật thì mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập ra một doanh nghiệp tư nhân.

b. Công ty trách nhiệm hữu hạn có một thành viên

Là doanh nghiệp do một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó đứng ra làm chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty có trách nhiệm hoàn toàn về các khoản vay, nợ. Các nghĩa vụ đối với tài sản của công ty trong giới hạn số vốn điều lệ của công ty đó.

c. Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Là doanh nghiệp có thành viên là có thể là tổ chức, cá nhân. Số lượng của tổ chức và cá nhân là thành viên có từ 02 cho đến 50.

Như vậy là số lượng thành viên không được vượt quá 50. Thành viên phải có trách nhiệm hoàn toàn về các khoản vay nợ. Có nghĩa vụ với các tài sản khác của công ty trong phạm vi cam kết số vốn góp vào công ty.

d. Công ty hợp danh

Là doanh nghiệp mà trong đó ta phải có ít nhất là hai thành viên cùng là chủ sở hữu công ty, kinh doanh cùng nhau dưới tên gọi chung gọi là thành viên hợp danh. Các thành viên khác ngoài thành viên hợp danh thì có thể gọi là thành viên góp vốn.

2. Phân loại dựa vào tính chất sở hữu tài sản

Doanh nghiệp hùn vốn: Là một dạng tổ chức kinh tế mà trong đó vốn đầu tư đến từ các thành viên tham gia góp vào và gọi đó là công ty. Các thành viên cùng chia sẻ lợi nhuận và chịu lỗ tương ứng với phần vốn đã đóng vào.

1. Doanh nghiệp nhà nước:

Là dạng tổ chức kinh tế có vốn đầu tư 100% của Nhà nước. Doanh nghiệp này có chức năng quản lý tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty kể từ lúc mới thành lập cho đến khi công ty giải thể.

2. Doanh nghiệp tư nhân:

Là tổ chức kinh doanh có số vốn cao hơn số vốn đã đăng ký. Được làm chủ bởi một cá nhân và cá nhân đó có trách nhiệm toàn bằng tất cả tài sản của mình về các hoạt động của doanh nghiệp.

3. Loại hình hợp tác xã:

Là mô hình kinh tế kiểu tập thể, do nhiều người lao động kết hợp với tổ chức có nhu cầu, có lợi ích chung tự nguyện góp sức, góp vốn theo đúng quy định của luật pháp.

Phân loại các Enterprise hiện nay.

3. Phân loại dựa vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đó

Dựa vào các hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp ta có thể chia ra như sau:

  • Doanh nghiệp về công nghiệp
  • Doanh nghiệp về nông nghiệp
  • Doanh nghiệp về thương mại
  • Doanh nghiệp về các hoạt động dịch vụ khác.

4. Phân loại theo quy mô vốn, sản phẩm và lao động

Dựa vào quy mô của vốn, quy mô lao động và sản phẩm có thể chia ra như sau:

  • Doanh nghiệp nhỏ.
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Doanh nghiệp lớn.

5. Phân loại căn cứ vào chế độ trách nhiệm

Dựa vào chế độ trách nhiệm có thể phân ra như sau:

  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
  • Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn.

Các loại hình doanh nghiệp khác

Doanh nghiệp FDI: Doanh nghiệp mà có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Các thành viên hoặc cổ đông của tổ chức kinh tế là các nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức, các nhân nước ngoài được đầu tư vốn không giới hạn tỷ lệ vốn. Có hai dạng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Doanh nghiệp được đầu tư 100% vốn từ nước ngoài.
  • Doanh nghiệp mà các cá nhân có quốc tịch nước ngoài hoặc thành lập theo luật pháp của nước ngoài.

Doanh nghiệp ma: Là thuật ngữ để ám chỉ về những doanh nghiệp, công ty đã hoàn thành tất cả các thủ tục thành lập nhưng lại không có các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trên đây là tất cả các định nghĩa, thuật ngữ để giải đáp cho câu hỏi enterprise là gì? Cũng như giúp các bạn hiểu hơn về các loại hình Enterprise hiện nay.