Doanh thu là gì? Công thức tính doanh thu cho bán hàng – dịch vụ Update 01/2025

Trong kinh doanh, doanh thu là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại của một đơn vị doanh nghiệp hay cá nhân nào đấy.

Doanh thu càng cao thì việc mang lại lợi nhuận sẽ càng nhiều. Vậy doanh thu là gì? Cách tính doanh thu ra sao và làm thế nào để tăng doanh thu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé.

Doanh thu là gì?

Trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 có định nghĩa: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán. Phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần phát triển vốn đầu tư”.

Hoặc chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng doanh thu là toàn bộ số tiền mà công ty thu được nhờ tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ hoặc từ các hoạt động kinh tế khác.

Định nghĩa về doanh thu là gì?

Doanh thu của doanh nghiệp chính là số tiền thu được từ các nguồn sau:

  • Doanh thu từ hoạt động bán hàng: Đây chính là khoản doanh thu có được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Cũng như các sản phẩm đã được doanh nghiệp mua vào sau đó bán ra hoặc là từ việc bán bất động sản.
  • Doanh thu nội bộ: Là số tiền thu được từ việc bán hàng, tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc công ty.
  • Doanh thu hoạt động tài chính: là số tiền thu được từ việc cho thuê tài sản, tiền lãi cho vay, tiền lãi ngân hàng, đầ tư trái phiếu chính phủ giao dịch chứng khoán,…
  • Doanh thu bất thường: là khoản tiền thu về từ việc bán các vật tư hàng hóa dư thừa. Thanh lý tài sản, các khảo nợ trước kia khó đòi nay đã được hoàn trả…

Công thức tính doanh thu chuẩn nhất

Bạn đang thắc mắc về cách tính doanh thu sẽ được tính như thế nào? Doanh thu được tính đơn giản hay phức tạp cũng còn phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp.

Thế nhưng, thông thường, doanh thu sẽ bằng giá sản phẩm nhân với sản lượng. Cách tính doanh thu này được áp dụng cho tất cả các đơn vị kinh doanh lớn nhỏ.

Công thức tính doanh thu như sau:

  • Đối với hoạt động bán sản phẩm: Doanh thu = giá bán x sản lượng
  • Đối với các công ty cung cấp dịch vụ: Doanh thu = số lượng khách hàng x giá dịch vụ

Cách tăng doanh thu bán hàng

Trong kinh doanh, mục tiêu trước hết mà các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều hướng tới đó chính là doanh thu chứ không phải lợi nhuận.

Muốn có được lợi nhậu thì đầu tiên phải tạo ra doanh thu. Có như thế mới giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển một cách bền vững.

Vậy làm thế nào để tăng doanh thu bán hàng? Đây chính là câu hỏi mà các nhà kinh doanh luôn tự đặt ra cho mình. Và dưới đây là một số cách giúp tăng doanh thu hiệu quả.

1. Xác định đối tượng khách hàng phù hợp

Đầu tiên, bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh. Như vậy, bạn mới có thể đem các sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng.

Nhiều người thường nghĩ, việc xác định đối tượng khách hàng là không cần thiết. Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Xác định được đối tượng cụ thể thì bạn mới có thể đưa ra những chiến lược Marketing nhằm thu hút khách hàng.

Cách tăng doanh thu hiệu quả cho bán hàng và dịch vụ.

Xác định sai đối tượng khách hàng coi như bạn đã thất bại một phần trong việc tăng doanh thu. Dù bạn có cố gắng đến đâu thì học mãi sẽ không trở thành khách hàng của bạn bởi đơn giản một điều là sản phẩm của các bạn không phải là thứ mà họ tìm kiếm.

2. Tiếp nhận những phản hồi từ khách hàng

Trong bán hàng, khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, để làm hài lòng khách hàng thì bạn phải luôn chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Việc tiếp nhận những ý kiến phản hồi  từ khách hàng là điều vô cùng quan trọng.

Các phản hồi chắc chắn sẽ có các khen cái chê. Những phản hồi tích cực sẽ là động lực để công ty tiếp tục phát huy. Còn đối với những phản hồi phàn nàn về chất lượng sản phẩm hay là thái độ phục vụ sẽ giúp cho bạn rút kinh nghiệm trong những lần sau. Từ những lời chê đó, bạn sẽ dần cải thiện để mang đến những sản phẩm tốt nhất dành cho khách hàng, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

3. Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động bán hàng

Việc này không phải là tăng số lượng sản phẩm lên nếu không cần thiết. Bởi cho dù bạn cung cấp thêm nhiều sản phẩm mà khách hàng không mua thì chỉ thêm thiệt hại về vốn. Cho nên, điều mà chúng tôi muốn nói đến ở đây là tích cực cải thiện quy trình bán hàng nhằm gây được sự chú ý đối với khách hàng.

Một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm chắc chắn sẽ tạo được niềm tin đối với khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đảm bảo quá trình giao hàng được diễn ra nhanh chóng. Đóng gói kỹ càng để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho sản phẩm khi giao tới tay khách hàng.

Đối với các hoạt động kinh doanh offline, các bạn nên mở rộng quy mô kinh doanh theo hinh thức online thong qua các Website, Facebook, Instagram, Zalo… Điều này giúp cho các sản phẩm của bạn được tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

4. Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh

Dù là ở bất cứ lĩnh vực nào thì việc có đối thủ cạnh tranh là điều hết sức bình thường. Để có thể vượt qua đối thủ của minh thì việc nghiên cứu, phân tích những thông tin về đối thủ và điều rất cần thiết. Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp cả bạn biết được những điểm yếu và điểm mạnh. Để từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Như vậy, Wikikienthuc.com vừa chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về doanh thu. Hy vọng những thông tin bổ ích vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh thu. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!