Chief Operating Officer là gì? Chắc hẳn nếu bạn là người lần đầu nghe thấy khái niệm này sẽ cảm thấy cực kỳ khó hiểu. Và không biết nó là thuật ngữ dùng chỉ vấn đề gì.
Bài viết dưới đây Wikikienthuc sẽ diễn giải cho bạn hiểu các thông tin xung quanh cụm từ Chief Operating Officer hay còn gọi với cái tên khác đó là COO.
Khái niệm về Chief Operating Officer là gì?
Chief Operating Officer thực chất là một cụm từ tiếng anh dùng để chỉ một chức danh trong doanh nghiệp. Đó chính là giám đốc điều hành.
Đây là một nhân sự điều hành cấp cao, chỉ sau tổng giám đốc. Phối hợp cùng với các giám đốc khác để giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Hàng ngày, một Chief Operating Officer (COO) sẽ tổng hợp các thông tin hoạt động của doanh nghiệp và báo báo trực tiếp tới tổng giám đốc. Trong một số tập đoàn, COO được biết đến có chức danh và quyền hành chỉ đứng thứ 2. Còn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chức danh này có thể thay thế bởi các thuật ngữ khác như phó chủ tịch hoặc giám đốc vận hành.
Các công việc chính của Chief Operating Officer (COO)
Một Chief Operating Officer thường sẽ làm các công việc cụ thể gồm có:
- Lên kế hoạch quản lý và vận hành các quy trình sản xuất trong tập đoàn, doanh nghiệp tầm vĩ mô.
- Thi hành các chính sách, chế độ đã thiết lập, duy trì hoạt động, sửa đổi và định hướng tầm nhìn của doanh nghiệp vươn xa hơn trên thương trường.
- Trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy cấp dưới, đôn đốc và nhắc nhở các trưởng phòng, trưởng bộ phận làm đúng yêu cầu, kế hoạch đã được đề ra.
- Đánh giá năng lực và kết quả làm việc của từng bộ phận mình trực tiếp quản lý và điều hành theo tháng, theo quý và theo năm.
- Hỗ trợ ban giám đốc trong việc vận hành doanh nghiệp, tìm ra định hướng để phát triển quy mô.
- Tham gia vào các cuộc họp quan trọng, bàn bạc, đưa ra ý kiến và thống nhất về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.
- Hỗ trợ giám đốc kinh doanh trong việc quản lý các mối quan hệ với khách hàng/nhà cung cấp
KPI công việc mà Chief Operating Officer (COO) phải đảm nhận
Một Chief Operating Officer (COO) sẽ phải đảm nhận một khối lượng công việc cực kỳ lớn gồm có:
- Theo dõi thời gian hoàn thiện sản phẩm (Order Fulfilment Cycle Time)
- Thời gian hàng hoá xuất, nhập kho (Delivery In Full, On Time Rate – DIFOT)
- Tỷ lệ hàng hóa tồn kho, hàng hoá bị hỏng trong quá trình vận chuyển, sản xuất (Inventory Shrinkage Rate – ISR)
- Các chỉ số chênh trong quá trình thực hiện kế hoạch (Project Schedule Variance – PSV)
- Tính toán cân đối chi phí đầu vào, đầu ra (Project Cost Variance – PCV)
- Tổng hợp kết quả thu được (Earned Value Metric)
- Chất lượng hàng hóa được sản xuất (First Pass Yield – FPY)
- Các chỉ số hiệu quả tổng thể trong kế hoạch sản xuất(Overall Equipment Effectiveness – OEE)
Vai trò của COO trong doanh nghiệp
Tuỳ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh, vai trò của Chief Operating Officer (COO) sẽ có một số những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, thống kê lại thì vai trò của Chief Operating Officer trong doanh nghiệp thường sẽ là việc xử lý các vấn đề nội bộ công ty. Đảm bảo việc vận hành và liên kết giữa các bộ phận đạt chất lượng tốt nhất.
Bên cạnh việc nắm giữ vai trò quan trọng trong nội bộ doanh nghiệp. Thì COO còn là người sẽ bổ sung và trực tiếp hỗ trợ cho CEO.
Nếu trong tình huống các doanh nghiệp khởi nghiệp, COO hầu như sẽ là những người hiểu biết, nắm giữ vai trò quan trọng, nhiều kinh nghiệm. Để đưa ra những ý tưởng điều hành sản xuất, để khả năng khởi nghiệp thành công đạt mức cao nhất có thể.
Trình độ của một COO phải có để đủ năng lực lãnh đạo
Để có thể đảm đương được chức danh Chief Operating Officer (COO) thì những người ứng tuyển vị trí trên cần phải có trình độ, kinh nghiệm và hiểu biết nhất định. Thông thường, một người phải cần nỗ lực làm việc khoảng 15 năm mới có thể leo lên đến được vị trí COO này.
Sở dĩ để đứng ở vị trí Chief Operating Officer (COO), những người lãnh đạo cần trang bị cho mình rất nhiều kinh nghiệm cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế.
Bằng những kinh nghiệm đó, khả năng lãnh đạo doanh nghiệp mới thực sự khả quan, đem đến kết quả sáng. Ngoài việc có kinh nghiệm, Chief Operating Officer (COO) còn cần có một số điều kiện sau:
- Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên các ngành Quản lý Nhân sự, Quản trị Kinh doanh hoặc các ngành kinh tế có liên quan.
- Có kinh nghiệm ít nhất từ 3 – 5 năm ở những vị trí như trợ lý, trưởng phòng hoặc các vị trí quản lý tương tự.
- Hiểu biết sâu rộng về cách thức quản lý nhân sự, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và sản xuất.
- Khả năng nhìn xa trông rộng, hiểu biết về thị trường, các chiến lược kinh doanh, điều hành doanh nghiệp.
- Xử lý tình huống, vấn đề phát sinh hiệu quả, nhanh chóng, ít gây tổn thất cho công ty nhất.
- Quyết đoán khi triển khai các kế hoạch sản xuất, phân phối, biết nắm bắt thời cơ.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng, một vài ngoại ngữ phổ biến.
Ngoài ra, Chief Operating Officer (COO) là một trong những người đứng đầu của doanh nghiệp. Nên sẽ lãnh đạo và bao quát hoạt động của doanh nghiệp. Nên ngoài trình độ thì còn cần đến yếu tố đạo đức, khả năng chinh phục lòng người.
Trên đây là những thông tin cần biết về Chief Operating Officer (COO) là gì. Sau khi tìm hiểu, hẳn là bạn đã biết được khái niệm và những thông tin cơ bản của nghề rồi chứ. Chức danh COO còn khá mới lạ ở Việt Nam. Do đó nếu bạn chưa biết thì cũng đừng lo lắng quá.