Headhunter là gì? Sự khác nhau giữa Headhunter và HR như thế nào? Update 04/2024

Giữa xu thế thị trường đầy biến động, khi chất xám lần lượt trôi ra nước ngoài. Thì việc Headhunter xuất hiện được xem là cứu cánh hữu ích cho doanh nghiệp lớn. Vậy cụ thể nghề headhunter là gì là chi tiết hóa những hoạt động của họ như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi này thì ngay sau đây xin mời các bạn hãy cùng Wikikienthuc chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Headhunter là gì

Khái niệm Headhunter chỉ xuất hiện kể từ khi Việt Nam trở thành mảnh đất đầy tiềm năng mở rộng kinh tế – kinh doanh. Các tập đoàn nước ngoài, các công ty đa quốc gia cũng như các công ty lớn ở Việt Nam luôn trong tình trạng “khao khát” nhân tài. Chỉ có tìm được nguồn chất xám cao, công ty mới đạt được những thành công, sự sáng tạo trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, thị trường đầy rối loạn, việc tìm kiếm nhân tài luôn khiến những người quản lý gặp khó khăn. Vì thế, dịch vụ mang tên Headhunt ra đời. Đây là dịch vụ chuyên săn đón người tài và kết nối với bên doanh nghiệp/công ty đang cần. Và những người làm công việc này được gọi là Headhunter.

Giải thích ý nghĩa headhunter là gì.

Nghề nghiệp này còn được gọi với những cái tên khác như người săn chất xám, chuyên viên tuyển dụng… Dù bằng cái tên nào đi chăng nữa, thì chung quy lại Headhunter là những ai có trình độ cao, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự.

Khi lựa chọn dịch vụ headhunt cũng như khi tìm đến các headhunter. Ban quản lý công ty sẽ nhận về được người phù hợp với chuyên môn, trọng trách của công ty. Đây là câu trả lời cho thắc mắc Headhunter là gì?

Cụ thể hóa công việc của Headhunter là gì?

Như đã nói ở trên, headhunter làm nhiệm vụ săn lùng chất xám và giới thiệu cho công ty cần. Nên những công việc chủ yếu của họ phải xoay quanh tìm kiếm. Thu thập thông tin của hai bên doanh nghiệp và ứng viên.

Công việc của họ phải đặt sự khoa học, chỉn chu lên hàng đầu như hệ thống việc làm dưới đây:

1. Tìm kiếm nhu cầu tuyển ứng viên

Khi chưa có tập đoàn nào tìm tới dịch vụ headhunt. Headhunter phải là những người lên kế hoạch marketing. Thông thường các headhunter sẽ chọn công nghệ số làm nơi quảng bá, các trang web, mạng xã hội chính là nền tảng quảng cáo tuyệt vời. Chính từ việc làm này, nhiều doanh nghiệp sẽ biết đến headhunter và liên hệ đặt hàng chất xám.

2. Xử lý đơn đặt hàng

Khi nhận được đơn, headhunter phải có trách nhiệm nhanh chóng lên danh sách những yêu cầu của doanh nghiệp. Các thông tin cần thiết như yêu cầu nhân viên, tổng số lượng, vị trí làm việc, mức lương … nhất định phải nắm được. Đồng thời trong bước này headhunter sẽ thương thảo mức giá cho việc săn lùng chất xám.

3. Tổng hợp thông tin ứng viên

Trong tay của headhunter luôn sở hữu danh sách ứng viên tiềm năng và mối quan hệ rộng rãi. Ngay lúc xác nhận xong đơn đặt hàng, headhunter sẽ chọn lọc tất cả những hồ sơ có thể dự tuyển.

Các công việc của headhunter phải làm.

4. Sàng lọc hồ sơ

Sau khi đủ số lượng hồ sơ, bên headhunter sẽ tiến hành chọn lọc những hồ sơ đạt yêu cầu. Những mục như trình độ học vấn, kinh nghiệm,… cần phải làm đúng theo nhu cầu của nhà tuyển dụng công ty. Với những bộ hồ sơ đạt chuẩn vòng ngoài sẽ được gọi lịch phỏng vấn.

5. Phỏng vấn

Headhunter chính là người trực tiếp phỏng vấn các ứng viên để chọn lọc những chất xám phù hợp nhất với doanh nghiệp. Những hồ sơ đạt chuẩn tiếp tục gửi cho bên công ty tuyển dụng để phỏng vấn lần 2.

6. Đánh giá mức độ hài lòng

Nếu ứng viên đủ yêu cầu với công ty, tất nhiên sẽ nhận về đánh giá tốt. Ngược lại nếu công ty chưa hài lòng, headhunter vẫn phải theo dõi và tìm kiếm thêm để cải thiện dịch vụ.

Điểm phân biệt giữa bộ phận HR và Headhunter là gì?

Cho đến nay khi dịch vụ headhunt đã khá phổ biến. Thì vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa HR trong công ty và người săn chất xám headhunter. Dưới đây sẽ là những thông tin giúp bạn phân biệt rõ hai khái niệm này.

1. Kinh nghiệm

Một số công ty lớn sẽ có riêng bộ phận HR chuyên quản lý việc tuyển dụng nhân sự. Đây sẽ là người có kinh nghiệm chuyên môn cao, kỹ năng lựa chọn ứng viên tốt. Tuy nhiên nếu là công ty nhỏ, vừa, bộ phận này dường như biến mất.

Khi công ty có nhu cầu tuyển dụng sẽ cử ra 1 -2 người đảm nhiệm việc phỏng vấn. Đương nhiên những nhân viên này kinh nghiệm tuyển nhân sự là điều chưa chắc chắn. Thế nhưng với headhunter thì ngược lại, đây là những người hoạt động độc lập với chế độ cung cấp dịch vụ. headhunter có khả năng, kinh nghiệm, chuyên môn để săn lùng chất xám tốt.

Phân biệt giữa headhunter và HR

2. Nhiệm vụ

Công việc chung là tuyển dụng nhưng mỗi bên lại có trọng trách khác nhau. Nếu HR chỉ tuyển dụng trong thời gian ngắn để lấp đầy chỗ trống thì headhunter luôn làm việc. Ngoài việc quảng bá dịch vụ, headhunter còn phải thu nạp hồ sơ ứng viên chất lượng.

Mở rộng các mối quan hệ nhằm tìm kiếm người có tài năng. Hơn nữa, headhunter phải luôn đảm bảo được nguồn nhân sự giới thiệu cho doanh nghiệp phải ở mức chuẩn nhất.

Câu trả lời cho headhunter là gì đã được bài viết bật mí ở phía trên đây. Dựa vào thông tin này, bạn sẽ hiểu thêm về dịch vụ headhunt cũng như những người chuyên đi săn lùng “đầu người” hay chất xám như headhunter.