Copywritting là một nhánh nhỏ của ngành Marketing hiện nay. Ngành này nhân lực còn đang thiếu rất nhiều nên lượng việc làm tương đối dồi dào cho những bạn trẻ thử sức.
Để tìm hiểu kỹ hơn, Wikikienthuc sẽ phân tích khái niệm copywriting là gì? Những điều cần biết về nó để bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Copywriting là gì?
Copywriting được hiểu đơn giản là việc lên ý tưởng và triển khai ý tưởng thành các bài viết. Nhằm mục đích quảng cáo cho một thương hiệu nào đó.
Sản phẩm được tạo ra từ các copywriter sẽ được sử dụng để đăng trên các kênh truyền thông nhằm tăng hiệu quả doanh số lên một mức nhất định.
Nội dung mà copywriter thực hiện gồm có slogan, bài viết, ý tưởng… sử dụng ngòi bút để chạm tới cảm xúc và đi sâu vào tiềm thức của độc giả.
Mục tiêu của copywriting ngoài việc đánh sâu vào tiềm thức người dùng còn phải đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm. Qua đó có thể tiếp cận tối đa, là một sản phẩm có giá trị cho công ty, doanh nghiệp.
Copywriting hiện nay ở Việt Nam đang có thu nhập trung bình rơi vào khoảng từ 7 – 10 triệu đồng mỗi tháng đối với nội dung phát triển thương hiệu. Và khoảng từ 8 – 15 triệu đối với nội dung SEO và vô hạn đối với nội dung sáng tạo, kích cầu mua bán.
Các loại copywriting hiện nay
Sau một vài năm phát triển, nổi lên thành một nghề độc lập. Copywriting hiện nay được chia thành rất nhiều loại khác nhau. Chia theo tương đối, Copywriting gồm có:
1. Theo mặt nội dung
Chia theo mặt nội dung, Copywriting sẽ được chia thành 7 loại chính. Cụ thể:
Sale Letter Copywriter
Đây là loại Copywriting xuất hiện đầu tiên tại thị trường Marketing. Để viết nội dung dạng này, người viết sẽ soạn thảo một bức thư để chào bán sản phẩm. Nội dung câu chữ trong Sale Letter thường phải đảm bảo mạch lạc, toát ý, ngắn gọn. Để vừa không làm mất thời gian của khách hàng vừa giữ chân được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của bạn.
Creative/ Advertising Copywriter
Đây là dạng nội dung hướng trực tiếp tới cảm xúc của người đọc. Do đó nó không cần dài dòng như Sale Copywriter ở trên. Đôi khi chỉ vài ba dòng là đã có thể đảm bảo đủ tiêu chuẩn phù hợp. Đánh vào tâm lý người mua hàng, người đọc. Đây là dạng công việc khá thú vị nhưng đòi hỏi sự sáng tạo độc đáo cao.
Digital copywriter
Đây là loại nội dung có tính chuyển đổi cao và được sử dụng nhiều trong các chiến dịch Marketing tổng thể. Các bài viết dạng Digital thường xuất hiện trên các kênh mạng xã hội, kênh điều hướng,…
Technical Copywriter
Nội dung công nghệ, đây là sản phẩm nội dung đòi hỏi độ chuyên sâu cực cao để phân tích và nhận định. Khách hàng có cảm thấy mặt hàng bạn đang quảng cáo có tốt không phần lớn dựa vào loại nội dung này.
SEO Copywriter
Đây là dạng nội dung phổ biến nhất hiện nay và nhu cầu nhân lực đang cực kỳ “khát”. Sở dĩ loại công việc này “hot” đến vậy là do nó cần phải có yếu tố kỹ thuật. Sử dụng cách đặt linh hoạt từ khóa, link… để tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Giúp người dùng tiếp cận sản phẩm nhanh hơn.
Inhouse Copywriter
Quảng cáo thương hiệu, tất cả những gì copywriter Inhouse cần làm chính là đưa được thương hiệu của sản phẩm tới tay người dùng bằng các bài quảng cáo, bài PR hoành tráng.
Publisher/Content Copywriter
Gần như làm rất nhiều việc cùa các loại copywriter trên. Content Copywriter sẽ mang về một lượng độc giả nhất định, ổn định doanh doanh nghiệp, công ty dựa vào các bài viết có nội dung cuốn hút. Những bài tin tức mới nhất liên quan tới doanh nghiệp.
2. Theo mặt địa điểm làm việc
Theo mặt địa điểm thì copywriting hiện nay cũng được chia thành 3 loại gồm”
Agency Copywriter
Đây là tập hợp những người làm copywriting có tính sáng tạo cao. Thực hiện các chiến dịch lớn giữa các doanh nghiệp được liên kết. Được làm Agency Copywriter sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị và kinh nghiệm khá tốt.
Corporate Copywriter
Làm ở một doanh nghiệp nhất định, nội dung sản xuất ra thường chỉ phục vụ cho các sản phẩm của công ty đó. Công việc có tính chất nhàm chán, lặp đi lặp lại và tính cạnh tranh, năng động không cao.
Freelance Copywriter
Đây là những copywriter làm việc tự do không theo một doanh nghiệp, tổ chức nào. Khi làm việc với Freelance Copywriter. Hai bên sẽ tự thoả thuận về những việc cần làm với nhau thông qua gặp mặt trực tiếp hoặc online trên các nền tảng trực tuyến.
Những lưu ý khi làm copywriting
Làm Copywriting chính là việc tiếp cận khách hàng và xa hơn là thúc đẩy doanh số. Nếu bạn có ý định theo đuổi nghề copywriting thì cần chú ý một số điểm sau:
- Nghiên cứu thật kỹ đối tượng mình sẽ làm việc cùng để đưa ra giải pháp tối ưu.
- Tối ưu hoá tỷ lệ chuyển đổi càng lớn càng tốt.
- Tối ưu câu từ, nội dung sao cho cuốn hút nhất.
- Liên tục cập nhật xu thế thị trường để sản xuất ra các nội dung độc đáo, hấp dẫn.
Tóm lại, copywriting đang là nghề “hot” hiện nay. Nếu cảm thấy thích thú với nghề, bạn hãy tìm hiểu và nếu có cơ hội, hãy học tập. Biết đâu đây lại là “chân trời mới” cho bạn mạo hiểm thử sức.