Performance Marketing là gì? Ưu và nhược điểm của phương pháp này Update 12/2024

Cụm từ Performance Marketing được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về lĩnh vực này.

Vậy Performance là gì? Performance là hoạt động như thế nào? Xin mời các bạn hãy cùng Wikikienthuc tìm hiểu về hoạt động Performance marketing ngay trong bài viết dưới đây.

Performance là gì?

Performance theo từ điển Anh-Việt thì từ này có rất nhiều nghĩa khác nhau tùy theo các lĩnh vực cụ thể. Các nghĩa thông dụng của từ này gồm có:

  • Sự làm, sự thi hành, sự thực hiện, sự cử hành,…
  • Sự biểu diễn, việc đóng (kịch, phim,…), cuộc biểu diễn
  • Kỳ công
  • Phong độ (trong thể dục, thể thao)
  • Hiệu suất, đặc tính
  • Đặc điểm bay (trong ngành hàng không)

Performance marketing là gì?

Trong các nghĩa Performance là gì thì người ta cũng nhắc nhiều đến nghĩa của Performance marketing. Đây là một phần của Digital marketing. Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là tiếp thị dựa trên hiệu suất.

Performance marketing là gì?

Các doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho publisher khi mà có kết quả cụ thể được hoàn thành. Từ đó, họ cũng yên tâm hơn trong việc sử dụng ngân sách.

Performance marketing được hoạt động như thế nào?

Performance marketing được hoạt động dựa trên sự tham gia của 4 yếu tố. Mỗi yếu tố lại có một vai trò thiết yếu khác nhau để tạo nên kết quả cuối cùng.

1. Retailers và Merchants

Trong performance marketing thì những nhà bán lẻ, công ty thương mại điện tử được gọi là Advertisers (người quảng cáo). Họ là những doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá sản phẩm của mình thông qua đối tác liên kết hoặc nhà sản xuất.

Những nhà bán lẻ thương mại điện tử trong một số ngành như thời trang, F&B, sắc đẹp, thể thao, may mặc. Thường rất thành công trong việc sử dụng performance marketing. Những người tiêu dùng thường tin tưởng lời giới thiệu từ các người dùng khác, đặc biệt là influencers.

Cơ chế hoạt động của performance marketing.

2. Affiliates và Publishers

Đây là nhóm đối tượng tiếp thị trong hoạt động performance marketing. Họ sẽ nhận quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu để lấy hoa hồng.

Affiliates và Publishers được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như trang web đánh giá sản phẩm, blog, tạp chí online… Những Influencers cũng là một Publishers vì họ cũng thực hiện chức năng quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp thông qua các phương tiện của mình.

3. Affiliate Networks và third – party tracking platforms

Các mạng lưới đối tác liên kết cũng như các nền tảng theo dõi của bên thứ ba được hoạt động như một sàn giao dịch. Để kết nối doanh nghiệp với các đối tác của họ nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Cung cấp các công cụ như text links, banners
  • Theo dõi và quản lý leads, clicks và chuyển đổi
  • Làm trung gian để thanh toán hoa hồng
  • Thực hiện giải quyết các vấn đề tranh chấp của hai bên

4. Affiliate Managers và OPMs

Một số network hay advertiser còn có thêm chuyên viên hỗ trợ những vấn đề liên quan đến affiliate. Như đề đề xuất ý tưởng, hình thức quảng bá sản phẩm, các từ khóa hiệu quả, công cụ quảng bá….

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu thì cũng có thể đi thuê các Agency ở ngoài. Để không chỉ quản lý affiliate mà còn có thể quản lý toàn bộ chương trình hay hỗ trợ team in-house.

Ưu điểm của performance marketing

Performance marketing có những ưu điểm nào? Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của performance marketing:

  • Xây dựng được thương hiệu của mình thông qua đối tác thứ 3. Và sử dụng chính ngân sách và audiences của họ. Từ đó, bạn có thể tăng traffic, tương tác audiences của mình và tăng cả thị phần cho mình.
  • Giảm được các rủi ro vì bạn chỉ cần thanh toán khi đã xong việc.
  • Kế hoạch performance marketing sẽ được theo dõi và đo lường, đánh giá một cách minh bạch.
  • Bạn có thể biết được các nguồn sinh ra đơn hàng cho mình để xác định được đâu là đối tác mang lại hiệu quả nhất cho hoạt động của mình.
Ưu và nhược điểm của Performance marketing.

Nhược điểm của performance marketing

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội bên trên thì performance marketing cũng bộc lộ những nhược điểm. Performance marketing có thể giúp bạn xác minh các nguồn hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của mình để điều chỉnh chiến lược cho hợp lý.

Tuy nhiên nói thì dễ nhưng vận hành được một chiến dịch performance sao cho hiệu quả thì không phải là điều dễ dàng. Nếu không biết áp dụng thì đây sẽ trở thành một lỗ hổng lớn khiến tiền chảy ra và không thể thu lại được.

Bên cạnh đó, những trường hợp publisher hay agency làm ẩu, làm bừa, lừa đảo và khai gian các số liệu cho doanh nghiệp cũng không phải là ít. Do đó, nếu bạn muốn vận hành doanh nghiệp hiệu quả thì trước kết hãy nắm vững kiến thức về performance marketing chứ đừng giao phó hoàn toàn việc này cho nhân viên.

Tổng kết

Nói tóm lại, Performance marketing là một miếng bánh thơm ngon nhưng cũng không hề dễ ăn. Bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức chắc chắn về lĩnh vực này để có thể vận hành chiến dịch performance một cách hiệu quả nhất.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết Performance là gì? Performance marketing là gì cũng như những thông tin chi tiết về hoạt động của performance marketing.

Nếu các bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì hãy tham khảo bài viết trên. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm các tài liệu liên quan để trang bị cho mình những kiến thức bổ ích nhất.