Pháp lệnh là gì ? Thứ tự giữa pháp lệnh và Luật như thế nào? Update 03/2024

Hiện nay nhu cầu phát triển của con người càng ngày càng tăng. Nhưng để đảm bảo các nhu cầu trong mức độ an toàn và hợp lý. Thì nhà nước có những pháp lệnh phù hợp cho các trường hợp cụ thể.

Vậy pháp lệnh là gì? Những điều cơ bản của pháp lệnh mà chúng ta cần biết? Thì bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như phân tích rõ ràng cho bạn đọc.

Khái niệm cơ bản của pháp lệnh

Pháp lệnh hay còn được gọi là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành. Quy định những vấn đề mà Quốc hội giao. Trong đó, quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung, mang tính chất (hiệu lực) bắt buộc chung. Được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định. Do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Các mối quan hệ xã hội do pháp lệnh thường được biết đến là các quan hệ quan trọng. Cơ bản nhưng chưa có yếu tố quyết định hoặc chưa được Quốc hội quy định. Sau một khoảng thời gian xem xét có thể được nâng lên thành luật. Ví dự: Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân được Uÿ ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1991. Đến năm 1998 Quốc hội đã xem xét, nâng cao, ban hành thành Luật khiếu nại, tố cáo.

Pháp lệnh là gì?

Về thứ bậc, pháp lệnh được biết trong dạng văn bản dưới luật. Có giá trị pháp lý sau Luật hoặc Hiến pháp và là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật sau luật.

Pháp lệnh được cho là có giá trị khi được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết đồng ý và thông qua. Rồi sau đó có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua). Trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong chính pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội biểu quyết lại.

Một số nội dung cơ bản có trong pháp lệnh

Những nội dung cơ bản này là những thông tin có trong văn bản mà khi người viết, người đọc cần chú ý để xem

  • Phạm vi điều chỉnh trong pháp lệnh
  • Đối tượng được nhắc đến trong văn bản
  • Nội dung, thông tin cần được thực hiện
  • Điều kiện, điều khoản có trong văn bản
  • Hiệu lực, thời gian cần thực hành

Cách trình bày pháp lệnh

Hình thức trình bày là thứ quan trọng trong pháp lệch. Cần phải tuân thủ tuyệt đối để đảm bảo rằng văn bản pháp lệnh được thông qua và có hiệu lực.

Yêu cầu bắt buộc :

  • Khổ giấy: A4 ( Có độ dài, rộng 210mm x 297mm) (Sai số thường là 0.2mm)
  • Gian cách, độ lệch của lề trang văn bản: Trên – dưới – phải: 20mm và trái : 30mm (Độ sai số 5mm)
  • Phông chữ: Được áp dụng đủ các loại phông chữ trong đó là bộ mã ký tự tiếng Việt 16-bit
  • Đánh số, ký tự trang văn bản: Được đánh số thứ tự lần lượt bằng các chữ số Ả Rập liên tục bắt đầu bằng trang thứ 2 đến trang cuối cùng. Ở giữa theo một chiều nằm ngang trong phần lề trên của văn bản.

Hệ thống chỉ tiêu của pháp lệnh do các bộ, tổng cục quản lý

  • Sản xuất các ngành công nghiệp.
  • Sản xuất các ngành nông nghiệp.
  • Lĩnh vực xây dựng.
  • Lĩnh vực Lâm nghiệp.
  • Lĩnh vực Vận tải.
  • Bưu điện vận chuyển chuyển phát.
  • Thương nghiệp, cung ứng vật tư- kỹ thuật.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Đầu tư cơ bản.
  • Đào tạo, phân phối cán bộ,công nhân kỹ thuật.
  • Khoa học – kỹ thuật và điều tra cơ bản.
  • Tài chính, tiền tệ.

Hệ thống chỉ tiêu của pháp lệnh giao cho tỉnh, thành phố

Được hình thành dựa trên 4 tiêu chí sau giúp cho pháp lệnh ở tỉnh, thành phố tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh:

1. Vật tư, hàng hoá

Giá trị và số lượng một số mặt hàng chủ yếu địa phương bán cho trung ương. Trong đó cho xuất khẩu, quốc phòng, an ninh (nếu có).

2. Đầu tư cơ bản

  • Tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước. Trong đó ngân sách trung ương (vốn xây lắp, vốn thiết bị) và chia theo cơ cấu đầu tư theo ngành.
  • Danh mục công trình quan trọng đầu tư trong năm (ghi rõ vốn cho từng công trình).
  • Năng lực sản xuất mới huy động.

3. Lao động, đào tạo

Số lao động và nhân khẩu điều đi,nhận đến xây dựng vùng kinh tế mới (ngoài tỉnh).

4. Tài chính, tiền tệ

  • Tổng số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, trong đó số thu của ngân sách tỉnh.
  • Tổng số chi ngân sách tỉnh.

Trên đây là một số các điều cơ bản cũng như vai trò, nội dung và các phạm vi mà pháp lệnh đang có. Chắc hẳn sau bài viết trên đã giải thích một phần nào được pháp lệnh là gì cho bạn đọc. Pháp lệnh có đóng góp vai trò quan trọng trong công cuộc củng cố pháp luật nước nhà.

Cảm ơn các bạn đọc đã theo dõi bài viết, mọi thắc mắc cũng như những điều cần giải đáp hãy bình luận dưới bài viết để được tư vấn cũng như hỗ trợ. Xin cảm ơn!